Vụ khinh khí cầu Trung Quốc: Ngoại trưởng Mỹ chính thức lên tiếng, ông Trump đòi bắn hạ
Máy bay quân sự Canada và Mỹ bắn hạ vật thể chưa xác định
Canada là nước đầu tiên trên thế giới đầu tư 40 triệu USD để thương mại hóa máy tính lượng tử
Canada ban hành lệnh cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà
Trong một cuộc họp báo cuối ngày 3-2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chính thức xác nhận việc ông sẽ hoãn chuyến thăm Trung Quốc và khẳng định: "Bước đầu tiên là đưa thiết bị giám sát ra khỏi không phận của chúng tôi. Đó là điều chúng tôi đang tập trung".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken - Ảnh: REUTERS
CNN trích dẫn thêm tuyên bố từ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price: "Ngoại trưởng ghi nhận tuyên bố "lấy làm tiếc" của CHND Trung Hoa nhưng truyền đạt rằng đây rõ ràng là một hành động động vô trách nhiệm và vi phạm rõ ràng chủ quyền Mỹ và luật pháp quốc tế, làm suy yếu mục đích của chuyến đi".
Ông Blinken cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ cho các đường dây liên lạc mở cho đến khi vụ khinh khí cầu được giải quyết. Tại họp báo ông cũng nói thêm rằng vụ việc "có hại" cho các cuộc thảo luận mà đôi bên dự định.
"Sau khi phát hiện khinh khí cầu, chính phủ Mỹ đã hành động ngay lập tức để chống lại việc thu thập các thông tin nhạy cảm" - ông Blinken nói; đồng thời cho biết ngoài liên lạc với phía Trung Quốc, Mỹ cũng liên hệ với các đồng minh và đối tác thân thiết về sự hiện diện của khinh khí cầu giám sát này.
Quả khinh khí cầu của Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ - Ảnh: AP
Làn sóng hối thúc bắn hạ khinh khí cầu vẫn tiếp tục đổ dồn từ phía Đảng Cộng hòa, bao gồm cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, cựu Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người đang đương chức trong Ủy ban Đối ngoại và tình báo của Thượng viện.
Ông Marco Rubio nói rõ rằng điều này nên được làm ở một khu dân cư thưa thớt bởi khinh khí cầu này không đơn giản như một khinh khí cầu bình thường mà có trọng tải lớn gồm các cảm biến có kích thước tương đương hai chiếc xe buýt cùng khả năng điều hướng độc lập.
Lầu Năm Góc từ chối cho biết việc Mỹ có cân nhắc bắn hạ khinh khí cầu khi nó bay đến nơi trên mặt nước hay địa điểm thiếu rủi ro hay không.
Ảnh đồ họa mô tả thiết kế khinh khí cầu bao gồm một quả bóng bơm đầy khí Heli mang theo khối thiết bị kim loại bao gồm camera, radar... và nhiều thứ khác, hoạt động chủ yếu ở khu vực màu đỏ. Tuy nhiên theo thông báo mới của Chuẩn tướng Không quân Pat Ryder trong hôm 3-2 nó bay thấp hơn ở độ cao 18.200 m - Ảnh: REUTERS/BBC
Một số quan chức giải thích lý do không bắn hạ là quả bóng do thám này có nhiều bộ phận bằng kim loại, có thể khiến hàng trăm người Mỹ gặp nguy hiểm nếu bị bắn vỡ.
Họ cho biết nó đi qua một số "địa điểm nhạy cảm" ở Mỹ bao gồm Montana, ở khu vực có nhiều hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của quân đội Mỹ.
Canada triệu đại sứ Trung Quốc
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada - tương ứng với bộ ngoại giao của nước này - cho biết họ đã triệu đại sứ Trung Quốc về vụ việc và sẽ "bày tỏ mạnh mẽ" quan điểm của mình với các quan chức Trung Quốc.
Khinh khí cầu được nhìn thấy lần đầu ở Montana, là bang tiếp giáp với Canada của Mỹ. Nó có xu hướng di chuyển về phía Đông Nam, mà theo Chuẩn tướng Không quân Pat Ryder là đã ở khu vực trung tâm của đất nước vào sáng 3-2, ở độ cao 18.200 m.
Thượng nghị sĩ Kansas Roger Marshall xác nhận nó xuất hiện ở phía Đông Bắc bang của ông vào đầu giờ chiều 3-2. Kansas là tiểu bang nằm ở khu vực trung tâm nước Mỹ.
Nguồn NLDO