29 người Việt bị trục xuất vì tổ chức tiệc bay lắc ở Hàn Quốc
Hàn Quốc: Xe buýt kẹt trong đường hầm vì mưa lớn, hàng chục người tử vong thương tâm
Tổng thống Hàn Quốc thăm Mỹ: Khi đồng minh không đánh đổi
Tổng thư ký NATO đến Hàn Quốc bàn về Triều Tiên
Trong số này có 29 người là công dân Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp, 4 người còn lại là người Việt đã nhập tịch.
Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh Busan - Ảnh chụp màn hình Yonhap
"Ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã liên lạc với Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc để xác minh thông tin và đề nghị đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân", người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng xác nhận trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 7.7.
Trước đó, theo Đài KBS của Hàn Quốc, Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh thành phố Busan và cảnh sát thành phố Busan bắt giữ 33 người Việt Nam với cáo buộc buôn bán và sử dụng ma túy, vi phạm Luật quản lý ma túy.
Những người này bị cảnh sát bắt quả tang đang tổ chức việc ma túy rạng sáng 3.7 trong phòng karaoke dành riêng cho người Việt ở quận Masanhoewon, thành phố Changwon (Nam Gyeongsang).
Trong cuộc họp báo ngày 7.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết trong số 33 người Việt bị bắt, có 4 người đã nhập tịch Hàn Quốc và còn lại là người Việt Nam cư trú bất hợp pháp.
"Hiện các công dân này đang bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc tạm giữ, chờ làm các thủ tục để trục xuất về nước", bà Thu Hằng thông tin thêm và cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đang tiếp tục theo dõi sát vụ việc, thực hiện các công tác bảo hộ công dân cần thiết.
Theo đại diện Bộ Ngoại giao, tình trạng người Việt Nam phạm pháp khi ra nước ngoài chỉ là thiểu số.
"Trong những năm gần đây, số lượng người Việt đi học tập, làm việc và du lịch ở nước ngoài ngày càng tăng. Đại đa số đều tuân thủ nghiêm túc luật pháp sở tại, góp phần tạo ra hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam", bà Thu Hằng khẳng định.
Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài luôn duy trì các đường dây nóng bảo hộ công dân, phối hợp với các cơ quan sở tại cũng như trong nước để thực hiện công tác bảo hộ công dân cần thiết.
Để từng bước giảm thiểu và chấm dứt tình trạng người Việt phạm pháp ở nước ngoài, bà Thu Hằng cho rằng cần có sự phối hợp từ nhiều cơ quan cả trong và ngoài nước, không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của công dân mà còn là việc rà soát, xử lý những người vi phạm.
Theo Tuổi trẻ