5 lý do khiến xe ô tô bị trượt đăng kiểm khí thải
Kiểm tra khí thải là công việc bắt buộc khi bạn đưa xe đi đăng kiểm. Có không ít chủ xe bất ngờ khi được thông báo các hạng mục kỹ thuật khác đều đạt trừ hạng mục khí thải. Vậy đâu là nguyên nhân?
Dưới đây sẽ là 5 lý do khiến xe ô tô bị trượt đăng kiểm khí thải.
1. Kim phun nhiên liệu kém
Nếu kim phun nhiên liệu của xe bị hỏng hoặc hoạt động không đúng theo cách được nhà sản xuất thiết kế thì động cơ sẽ xảy ra hiện tượng nổ máy không đều hoặc dễ chết máy do tỉ lệ hòa trộn nghèo nhiên liệu, nghĩa hỗn hợp không khí ít hơn lượng nhiên liệu đầu vào.
Nếu có quá nhiều nhiên liệu không được đốt cháy hết trong một chu kỳ sinh công thông thường, xe ô tô của bạn sẽ tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) hơn mức bình thường. Sau đó, khí CO2 sẽ trở thành khí thải theo đường ống xả ra ngoài. Lượng CO2 dư thừa chắc chắn sẽ cao hơn mức quy định tiêu chuẩn của các máy đo khí thải.
2. Cảm biến oxy kém
Nếu bộ cảm biến oxy của xe bạn gặp vấn đề, hệ thống động cơ sẽ nhận biết có điều gì không ổn và sẽ tự động giảm lượng nhiên liệu được đưa vào các xi-lanh, khiến xe chuyển sang chế độ Limp Mode nhằm bảo vệ động cơ và hộp số của xe khỏi sự cố nghiêm trọng.
Nhưng quan trọng hơn khi mang xe đi đăng kiểm, nếu cảm biến oxy gặp vấn đề, hệ thống ECU của động sẽ khó có thể hoạt động một cách chính xác và điều này sẽ khiến xe ô tô của bạn bị trượt trong bài kiểm tra khí thải.
3. Bộ lọc gió động cơ gặp vấn đề
Hệ thống nạp khí (chủ yếu là bộ lọc gió của động cơ) khi bị tắc, bẩn hoặc hoạt động không bình thường cũng có thể dẫn tới tình trạng dư lượng khí carbon monoxide (CO) hoặc hydrocarbo (CH4).
Điều này cũng sẽ sẽ làm cho tỉ lệ hòa trộn giàu nhiên liệu khi hỗn hợp không khí vào buồng đốt ít hơn. Đồng thời, lượng nhiên liệu chưa được đốt cháy có thể phát nổ ngay trong hệ thống ống xả khiến khí CO2 thoát ra cao hơn.
4. Nắp bình xăng bị lỏng hoặc bị rò rỉ
Nắp bình xăng là chi tiết khá nhỏ nhưng hiện tưởng lỏng nắp bình xăng xảy ra nhiều hơn bạn nghĩ. Tuy nhiên, việc khắc phục điều này khá dễ dàng. Nhiều xe sẽ có tiếng lách cách để báo hiệu nắp bình xăng đã được vặn chặt.
Nếu đã siết chặt mà vẫn có vấn đề thì hãy kiểm tra xem có vết nứt hoặc vết rách nào không. Theo thời gian, miếng đệm cao su có thể xuống cấp và khiến hơi nhiên liệu thoát ra ngoài. Trường hợp xấu nhất, bạn sẽ cần phải thay nắp nhưng chi phí rẻ và hầu hết mọi người có thể tự thay thế.
5. Đèn Check Engine sáng
Nếu đèn Check Engine bật sáng, cho dù là do một trong những lý do trên hay do một vấn đề hoàn toàn khác, xe ô tô của bạn sẽ tự động trượt bài kiểm tra khí thải.
Mặc dù có thể đặt lại đèn Check Engine để đèn này tạm thời không sáng, nhưng cách làm này vẫn sẽ không thể giúp xe của bạn vượt qua quy trình kiểm định xe.
Vì điều đó thường khiến xe ô tô ở trạng thái “không sẵn sàng” cho đến khi các cảm biến khác nhau tích lũy dữ liệu từ việc lái xe bình thường. Sau khi dữ liệu đó được ghi lại, bất kỳ lỗi nào ghi nhận được cũng sẽ khiến đèn Check Engine có thể sẽ xuất hiện trở lại.
Có khá nhiều mã lỗi liên quan đến khí thải có thể xuất hiện, một số trong số này bao gồm: P0141 (Lỗi Mạch Điện Cảm Biến Oxy), P0410 (Trục trặc hệ thống phun khí thứ cấp), P0411 (Phát hiện lưu lượng hệ thống phun khí thứ cấp không chính xác), P0430 (Hiệu quả của hệ thống xúc tác dưới ngưỡng) và P0449 (Lỗi mạch điều khiển van xả gió hệ thống kiểm soát sự bốc hơi của nhiên liệu).
Ngô Minh
Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!