Sri Lanka đóng cửa trường học, kêu gọi công chức làm việc ở nhà
Tin thế giới 14.8: Tuyển xe tăng Việt Nam thi đấu tại Nga; Sri Lanka cho tàu Trung Quốc neo đậu
Colombia có tổng thống đầu tiên trong lịch sử là lãnh đạo cánh tả
Thủ tướng Ranil Wickremesinghe tuyên thệ nhậm chức quyền Tổng thống Sri Lanka
Người dân xếp hàng chờ mua nhiên liệu để đun nấu tại Colombo, Sri Lanka, ngày 17/6/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Sri Lanka đang trong "cơn khát" nhiên liệu trầm trọng, buộc nước này phải đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm nhiên liệu như đóng cửa trường học, yêu cầu công chức làm việc ở nhà.
Trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ ở mức thấp kỷ lục, đảo quốc 22 triệu dân này đang nỗ lực chi trả cho các hóa đơn nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu gồm lương thực, thuốc men và nhất là nhiên liệu.
Tại một trạm xăng ở trung tâm thủ đô Colombo, quân đội phát phiếu xếp hàng mua xăng cho những người đến mua xăng.
Bác tài xế xe lam W.D.Shelton, 67 tuổi, xếp thứ 24 trong hàng người chờ mua xăng, cho biết bác đã xếp hàng trong 4 ngày, không ngủ hoặc ăn trong thời gian chờ đợi này.
Không có xăng chạy xe, bác Shelton không thể nuôi gia đình. Kể từ tuần trước, đoàn người xếp hàng chờ mua xăng tại đây ngày một dài ra.
Hiện, vẫn chưa rõ Chính phủ Sri Lanka làm thế nào để nạp nhiên liệu vào kho dự trữ quốc gia.
Ngày 26/6, Bộ trưởng Bộ Điện lực, Năng lượng Kanchana Wijesekera cho biết kho dự trữ của nước này hiện có khoảng 9.000 tấn dầu diesel và 6.000 tấn xăng trong khi chưa có chuyến vận chuyển nhiên liệu mới nào sẽ cập cảng nước này.
Trong tình hình khan hiếm như vậy, xăng sẽ được ưu tiên phân phối cho các phương tiện giao thông công cộng, các trạm phát điện và cơ sở y tế, với một số được chia cho các cảng biển và sân bay.
Chính phủ đã yêu cầu các công chức làm việc ở nhà cho đến khi có thông báo mới trong khi trường học thủ đô Colombia và các vùng xung quanh đóng cửa trong ít nhất một tuần.
Các quan chức Sri Lanka đang làm việc với phái đoàn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về gói cứu trợ 3 tỷ USD cho quốc gia Nam Á này.
Trước đó, tháng Tư vừa qua, Chính phủ Sri Lanka đã quyết định đình chỉ việc trả một số trong khoản nợ công 51 tỷ USD trong khi chờ một chương trình tái cơ cấu nợ được IMF "bật đèn xanh."
Sri Lanka đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập cách đây 74 năm.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra trong những tuần gần đây khi nước này rơi vào tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng.
Theo Vietnam+