Nhiệt độ tăng cao kỷ lục tại Anh và Pháp
Ba Lan và Anh ký thương vụ phòng không song phương lớn nhất châu Âu
Ông Macron: Châu Âu không nên đi theo Mỹ hay Trung Quốc về vấn đề Đài Loan
Giới khoa học kêu gọi châu Âu ngừng ăn lươn
Người dân làm mát tại đài phun nước ở thủ đô Paris, ngày 18.6.2022
Tại Anh, ngày 18.7 được dự báo sẽ là ngày nóng nhất với nhiệt độ được cho là có thể lần đầu tiên lên đến 40 độ C. Lo ngại các nguy cơ từ nắng nóng, nhiều công ty đường sắt đã ngừng cung cấp dịch vụ, khuyến cáo người dân hạn chế đi ra đường, ngừng các hoạt động ngoài trời, không hạ nhiệt bằng cách nhảy xuống các hồ nước công cộng… Một số trường học đóng cửa, trong khi những trường có cho học sinh đến lớp dự kiến sẽ để học sinh tan trường muộn hơn, tránh những lúc nắng nóng nhất.
Bộ trưởng Kit Malthouse phụ trách điều phối vấn đề khí hậu cảnh báo: “Chúng ta chuẩn bị đối mặt với 48 giờ khó khăn phía trước”. Trước đó, cơ quan khí tượng đã dự báo nhiệt độ tại Anh sẽ lên mức đỉnh điểm trong hai ngày 18-19/7, vượt qua mốc 38,7 độ C ghi nhận hồi năm 2019. Bộ trưởng Malthouse dự kiến sẽ chủ trì một cuộc họp khẩn của chính phủ thảo luận về tình hình nắng nóng hiện nay.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Tarascon, đông nam nước Pháp, ngày 15.7.2022
Trong khi đó, tại Pháp, thêm hàng nghìn người được yêu cầu đi sơ tán do cháy rừng đang có nguy cơ lan rộng và lực lượng cứu hỏa không thể khống chế đám cháy ở gần Dune de Pilat - cồn cát lớn nhất châu Âu và là điểm nóng du lịch mùa Hè. Tình hình đang đặc biệt nguy hiểm do gió tại khu vực này ngày càng mạnh lên, khiến các đám cháy có nguy cơ lan rộng đến khu vực dân sinh.
Đã có 5.000 người sơ tán khỏi Les Miquelots, khu vực liền kề thành phố Teste-de-Buch, trong khi có 3.000 người khác đã được khuyến nghị sơ tán khỏi Pyla-sur-mer. Đây là 1 trong 2 đám cháy lớn bùng phát từ đầu đầu trước tại vùng Girdonde khi Pháp đang trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục.
Tại Đức, các cơ quan dự báo thời tiết đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu nước khi nhiệt độ liên tục tăng cao tại nước này.
Nắng nóng, nhiệt độ cao tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. Ngày 18.7, nhiệt độ tăng lên hơn 30 độ C, ở nhiều khu vực trên cả nước nhiệt độ vượt 35 độ C. Thậm chí, Cơ quan Thời tiết Đức dự báo miền Tây nước này sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, trong đó nhiệt độ tại một số khu vực có thể lên tới 40 độ C.
Trước tình hình thời tiết khắc nghiệt, Hiệp hội bác sĩ Marburger Bund đang kêu gọi có kế hoạch chống nóng quốc gia và chiến dịch nâng cao nhận thức về sử dụng nước. Chủ tịch hiệp hội bác sĩ, bà Susanne Johna cho biết các thành phố và đô thị cần có kế hoạch chống nóng để đảm bảo các trung tâm người cao tuổi hoặc bệnh viện chuẩn bị tốt hơn cho các đợt nắng nóng tiếp theo. Đặc biệt để giải quyết những khó khăn về nguồn nước, duy trì được sự ổn định trong cung cấp nước sinh hoạt, các cơ quan chức năng kêu gọi người dân tiết kiệm và mỗi hộ gia đình và công sở cần có ý thức hơn trong việc sử dụng nước hàng ngày.
Trong khi đó, Hiệp hội các thị trấn và thành phố của Đức đang cảnh báo về tình trạng thiếu nước ở một số vùng do nắng nóng khắc nghiệt kéo dài. Giám đốc điều hành hiệp hội trên, ông Gerd Landsberg nhấn mạnh nhu cầu về nước ngày càng tăng mạnh không chỉ trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, mà trong cả các hộ gia đình. Vấn đề đang trở nên nan giải khi nguồn nước đang bị tác động trực tiếp từ nắng nóng.
Ngoài việc kêu gọi các kế hoạch hành động chống nhiệt, Hiệp hội các thị trấn và thành phố của Đức cũng lên phương án vừa để bảo vệ sức khỏe người dân vừa để bảo tồn nguồn cung nước. Theo đó, kêu gọi các hộ gia đình nên chứa nước mưa trong phạm vi có thể. Trong một số trường hợp, lệnh cấm nước làm vườn cũng có thể được áp dụng.
Theo báo Tin tức