Mỹ, Đài Loan thông báo chính thức đàm phán thương mại theo sáng kiến mới, Trung Quốc phản đối gay gắt
Phi công Mỹ cố tắt động cơ giữa chuyến bay nói uống phải nấm gây ảo giác
Đột nhập' hầm chứa tên lửa liên lục địa tuyệt mật của Mỹ
Quan hệ Mỹ - Trung nhìn từ bàn tiệc tại Đối thoại Shangri-La 2023
Hãng Reuters ngày 18-8 đưa tin Mỹ và Đài Loan đã nhất trí khởi động các cuộc đàm thương mại theo khuôn khổ sáng kiến mới công bố hồi tháng 6 với mục tiêu đạt được những thỏa thuận "mang lại kết quả có ý nghĩa về mặt kinh tế”. Động thái này được dự đoán có thể làm gia tăng thêm căng thẳng vốn đang leo thang tại eo biển Đài Loan.
Vào đầu tháng 6, Sáng kiến Mỹ - Đài Loan về Thương mại thế kỷ 21 được chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố chỉ vài ngày sau khi Mỹ loại Đài Loan khỏi Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) - một kế hoạch kinh tế với sự tham gia ban đầu của 14 quốc gia trong khu vực và được đưa ra nhằm đối phó ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Mỹ, Đài thông báo chính thức đàm phán thương mại theo sáng kiến mới. Ảnh: REUTERS
Trong một tuyên bố đăng tải trên website, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ thông báo Washington và Đài Bắc đã "đạt được đồng thuận về cơ chế đàm phán” và vòng đầu tiên của các cuộc đàm phán thương mại sẽ diễn ra vào đầu mùa thu năm nay.
"Chúng tôi có kế hoạch theo đuổi một lịch trình đầy tham vọng để đạt được các cam kết tiêu chuẩn cao và những kết quả có ý nghĩa bao trùm 11 lĩnh vực thương mại trong cơ chế đàm phán, góp phần thiết lập một nền kinh tế thế kỷ 21 công bằng hơn, thịnh vượng hơn và linh hoạt hơn” - bà Sarah Bianchi, Phó Đại diện Thương mại Mỹ, nói trong tuyên bố.
Đồng thời Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết hai bên cũng đã thiết lập một chương trình nghị sự mạnh mẽ cho các cuộc đàm phán về các vấn đề như thuận lợi thương mại, hành vi quản lý hiệu quả và việc dỡ bỏ các rào cản phân biệt đối xử đối trong thương mại.
Trong khi đó, Trưởng đàm phán thương mại Đài Loan - ông Đặng Chấn Trung nói với các phóng viên rằng ông hy vọng vòng đàm phán đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng sau và mong một ngày nào đó sẽ dẫn tới việc ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ, điều mà Đài Loan từ lâu đã thúc đẩy.
Ông Đặng thông báo Mỹ và Đài Loan cũng sẽ thảo luận về hành vi cưỡng ép kinh tế của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại theo khuôn khổ mới sắp tới.
“[Trung Quốc] không chỉ cưỡng ép Đài Loan mà còn với Mỹ và nhiều quốc gia khác, tạo ra những tổn hại to lớn tới trật tự kinh tế thế giới. Đó là lý do vấn đề về hành vi phi thị trường được đưa vào thảo luận trong chương trình nghị sự” - ông Đặng giải thích.
Phản ứng về việc Mỹ và Đài Loan khởi động các cuộc đàm phán thương mại chính thức, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này kiên quyết phản đối sáng kiến thương mại giữa Washington và Đài Bắc, theo tờ South China Morning Post.
“Phía Trung Quốc luôn phản đối mọi hình thức trao đổi chính thức giữa bất kỳ quốc gia nào với Đài Loan, bao gồm đàm phán và ký kết bất kỳ thỏa thuận nào mang tính chất chủ quyền hoặc chính thức" - bà Thúc Giác Đình, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay.
"Điều này liên quan tình hình chung của quan hệ Trung-Mỹ và quan hệ kinh tế thương mại hai bên, cũng như hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới. Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của đất nước” - bà Thúc nói thêm.
Về phía Đài Loan, Cơ quan Đối ngoại của hòn đảo này bày tỏ "hoan nghênh nhiệt liệt" đối với các cuộc đàm phán thương mại, nhấn mạnh điều này sẽ mở ra một "trang mới" trong quan hệ với Mỹ.
"Điều này không chỉ thể hiện mong muốn và động lực mạnh mẽ của Đài Loan và Mỹ trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác kinh tế và thương mại, mà còn mở ra một trang mới cho quan hệ thương mại Đài-Mỹ, thiết lập một mô hình mới cho quan hệ đối tác kinh tế và thương mại của [Đài Loan] với các nước khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” - bà Âu Giang An, phát ngôn viên Cơ quan Đối ngoại Đài Loan nhấn mạnh.
Ngoài ra, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - ông Daniel Kritenbrink nhận định sáng kiến thương mại Mỹ-Đài Loan "được thiết kế không chỉ nhằm tăng khối lượng thương mại và hợp tác giữa Mỹ và Đài Loan, mà còn là cơ hội để hỗ trợ Đài Loan xây dựng khả năng phục hồi và đảm bảo chuỗi cung ứng linh hoạt và an toàn giữa chúng tôi”.
Trước đó, Điều phối viên Nhà Trắng phụ trách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - ông Kurt Campbell, cho biết các cuộc đàm phán thương mại sẽ là một phần trong nỗ lực “làm sâu sắc hơn mối quan hệ của chúng tôi với Đài Loan,” mặc dù ông nói rằng chính sách của Mỹ đối với Đài Loan sẽ không thay đổi.
Nguồn PLO