Hàng trăm người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội Iraq
Quốc hội Iraq phê chuẩn chính phủ mới, chấm dứt bế tắc chính trị
Quân đội Iraq ban bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc
Quân đội Iraq ban bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc
Một người biểu tình ủng hộ giáo sĩ Moqtada al-Sadr nằm trên bàn trong tòa nhà Quốc hội Iraq ở thủ đô Baghdad ngày 27.7 - Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, những người biểu tình đã xông vào Vùng Xanh, khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt do có các tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Baghdad. Dù đã bắn hơi cay nhưng cảnh sát vẫn không ngăn được dòng người tràn vào tòa nhà Quốc hội.
Những người biểu tình cũng nhảy múa và ca hát, vẫy cờ, reo hò, hô khẩu hiệu và chụp ảnh bên trong tòa nhà.
"Tôi phản đối những quan chức tham nhũng đang nắm quyền", người biểu tình Mohamed Ali, một người lao động 41 tuổi đã xông vào khu vực có các tòa nhà Chính phủ Iraq, cho biết. Ông Ali sau đó đã rời khỏi khu vực này.
Người biểu tình xông vào Vùng Xanh nơi có các tòa nhà Chính phủ Iraq ở thủ đô Baghdad ngày 27.7 - Ảnh: GETTY IMAGES
Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi yêu cầu người biểu tình "lập tức rời đi". Ông cảnh báo lực lượng an ninh Iraq sẽ bảo đảm "việc bảo vệ các cơ quan nhà nước, cơ quan đại diện nước ngoài và ngăn chặn mọi tổn hại đối với an ninh và trật tự".
Dù vậy, người biểu tình chỉ rời Vùng Xanh gần hai giờ sau đó khi có thông điệp từ ông al-Sadr.
"Thông điệp của các bạn đã được nghe thấy. Sự an toàn của các bạn quan trọng hơn bất cứ điều gì. Nếu các bạn muốn rời đi, tôi sẽ tôn trọng quyết định này", ông al-Sadr viết trên Twitter. Ông kêu gọi người biểu tình hãy cầu nguyện "trước khi trở về nhà an toàn".
Những người biểu tình đã phản đối ứng viên thủ tướng Mohammed al-Sudani, cựu bộ trưởng và thống đốc tỉnh, do liên minh các đảng thân Iran của Iraq là Coordination Framework đề cử.
Theo hãng thông tấn INA, Quốc hội Iraq sẽ tổ chức một phiên họp trong vài ngày tới để bầu ra tổng thống mới trong số 25 ứng viên. Sau đó, tổng thống sẽ chỉ định thủ tướng mới.
Nhiều khả năng Quốc hội Iraq sẽ phê chuẩn đề cử ông al-Sudani sau khi nhóm nghị sĩ của ông al-Sadr rút khỏi Quốc hội hồi tháng 6.
Các cuộc biểu tình hiện nay là thách thức mới nhất đối với quốc gia giàu dầu mỏ này. Iraq vốn vẫn đang chìm trong khủng hoảng chính trị và kinh tế - xã hội dù giá năng lượng toàn cầu tăng vọt, do tác động từ cuộc chiến tại Ukraine.
Đảng của giáo sĩ al-Sadr đã giành được 73 ghế trong cuộc bầu cử tháng 10.2021 và trở thành phe lớn nhất trong Quốc hội có 329 ghế của Iraq.
Tuy nhiên, đảng của ông al-Sadr vẫn còn thiếu số ghế để giành được thế đa số tại Quốc hội, và 9 tháng sau Iraq vẫn bế tắc trong việc thành lập chính phủ mới.
Lực lượng an ninh Iraq ngăn người biểu tình tràn vào Vùng Xanh ở thủ đô Baghdad - Ảnh: EPA
Người biểu tình tập trung bên trong tòa nhà Quốc hội Iraq ở thủ đô Baghdad - Ảnh: EPA
Theo Tuổi trẻ