Đồng tiền các nước Trung và Đông Âu chịu sức ép khi kinh tế giảm tốc
FED cảnh báo áp lực lạm phát tại Mỹ lan rộng
Dự báo lạm phát tại Đức có thể lên tới 10%
Lạm phát ở Mỹ: Gõ bỏ thuế quan với hàng Trung Quốc có phải là cứu cánh?
Đồng forint của Hungary
Các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại đang gây sức ép lên các đồng tiền và thị trường chứng khoán của các nước Trung và Đông Âu trong phiên 17.8, trong lúc giá cổ phiếu tại các thị trường mới nổi (EM) vẫn ở gần các mức cao nhất trong bảy tuần, khi các nhà đầu tư chờ biên bản cuộc họp tháng Bảy của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Đồng forint của Hungary giảm phiên thứ ba liên tiếp, với mức giảm 0,9% so với đồng euro, trong khi đồng zloty của Ba Lan giảm 0,7%, trên đà khép lại phiên này với mức giảm mạnh nhất trong ba tuần.
Đồng leu của Romania tiếp tục giảm sau khi phiên trước ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 3 năm rưỡi.
Số liệu được công bố cùng ngày cho thấy tăng trưởng GDP quý 2 của Romania vượt dự kiến, trong khi của Hungary chậm lại so với quý trước đó. GDP của Ba Lan thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Theo các nhà kinh tế, nhu cầu trong nước chậm lại, lãi suất tăng, chính phủ cắt giảm chi tiêu và chi phí của các doanh nghiệp tăng mạnh trong lúc lạm phát ở mức hai con số đã cản trở tăng trưởng của các nền kinh tế ở Trung và Đông Âu.
Nhà kinh tế phụ trách các EM tại VanEck, Natalia Gurushina, cho rằng tăng trưởng kinh tế của một số EM có thể gặp trở ngại trong nửa cuối năm, khi các khảo sát trong tháng Bảy tại Ba Lan, Cộng hòa Séc và Mexico cho thấy hoạt động kinh tế giảm mạnh.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thận trọng trước khi Fed công bố biên bản cuộc họp lần trước. Khả năng Fed tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba giảm đi sau khi số liệu được công bố tuần trước cho thấy lạm phát tại Mỹ thấp hơn mức dự báo.
Các thị trường chứng khoán thị trường mới nổi tăng 0,2%, với đà tăng bị hạn chế do các thị trường Trung và Đông Âu đi xuống. Theo TTXVN