Phụ nữ Việt ở vùng nào lười đẻ nhất?
Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nguyễn Vũ Thượng: Kiểm tra công tác bảo quản, sử dụng vaccine Covid-19 tại Tây Ninh
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh: Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3
Y tế Tây Ninh - Vượt qua khó khăn, hoàn thành sứ mệnh
Trung tuần tháng 4 tới đây, dự kiến dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu. Công dân thứ 90 triệu của Việt Nam chào đời ngày 1/11/2013. Như vậy, trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người.
Dù đã khống chế tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế hơn 13 năm qua (trung bình mỗi phụ nữ sinh 2,1 con) nhưng đến nay, bức tranh mức sinh ở Việt Nam còn nhiều "mảng màu" chênh lệch khác biệt.
Phụ nữ ở Đông Nam Bộ sinh rất ít con
Theo điều tra biến động dân số năm 2021 do Tổng cục Thống kê công bố (đây là số liệu chính thức mới nhất), trong 6 vùng kinh tế, có 4 vùng có mức sinh cao hơn mức thay thế, bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc là 2,43 con; Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung là 2,32 con; Tây Nguyên 2,36 con; Đồng bằng sông Hồng 2,37 con.
Hai vùng còn lại thì dưới mức sinh thay thế gồm Đồng bằng sông Cửu Long (1,82 con) và Đông Nam bộ là (1,61 con). Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất (Trung du miền núi phía Bắc) và vùng thấp nhất (Đông Nam bộ) là 0,82 con.
Tính theo đơn vị địa phương, TP.HCM là thành phố đông dân nhất cả nước (gần 10 triệu người), gấp 30 lần dân số Bắc Kạn (ít nhất), nhưng phụ nữ ở TP.HCM lại "lười" sinh nhất.
Chi cục Dân số TP.HCM cuối năm 2022 thông tin ước tính tổng tỷ suất sinh của thành phố này là 1,39 con. Kết quả Điều tra biến động dân số năm 2021 cho thấy mức sinh ở TP.HCM là 1,48 con/phụ nữ.
Bạc Liêu, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ đều có mức sinh dưới 1,7 con. Trong khi đó, ở Hà Tĩnh, mỗi phụ nữ sinh tới gần 3 con, cao nhất cả nước.
Năm 2021, mỗi phụ nữ ở khu vực thành thị sinh 1,64 con, thấp hơn con số 2,4 ở khu vực nông thôn. Theo cơ quan chuyên môn, sự khác biệt mức sinh là do các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận với các nguồn thông tin dễ dàng hơn, nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con mang lại so với các cặp vợ chồng ở nông thôn.
Việc dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cũng giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn.
Ngoài ra, nhờ điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn khu vực nông thôn, do đó trẻ em ở thành thị được chăm sóc tốt hơn trẻ em nông thôn, dẫn đến tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này.
Người Hà Nội kết hôn sớm hơn TP.HCM
Tuổi kết hôn lần đầu trung bình trên cả nước năm 2021 là 26,2 tuổi (cao hơn 0,5 tuổi so với năm 2020). Trung bình nam giới Việt Nam lần đầu kết hôn ở tuổi 28,3 còn nữ là 24,1.
Ở vùng Đông Nam bộ (Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP.HCM...), đàn ông kết hôn khi gần 30 tuổi, nữ là hơn 26. Trong khi ở đồng bằng sông Hồng (như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình...), nam giới kết hôn lần đầu trung bình ở tuổi 28, nữ gần 24.
Nếu xét theo địa phương, TP.HCM là thành phố có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình cao nhất, lên tới 29 tuổi. Trong đó, đàn ông TP.HCM kết hôn lần đầu ở tuổi 30,5; nữ là 27,5. Người Hà Nội kết hôn sớm hơn, trung bình ở tuổi hơn 26, trong đó nam giới kết hôn lần đầu khi 28,3 tuổi, nữ là 24,5.
Địa phương có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình thấp nhất cả nước là Lai Châu, 21,6 tuổi.
Nguồn vietnamnet