V-League 2023: Thừa, thiếu và vấn đề của bóng đá Việt Nam
V-League 2023 và nỗi lo cho đội tuyển Việt Nam
Filip Nguyễn lập kỷ lục ở V-League 2023
HLV Philippe Troussier và dấu hiệu đáng mừng từ V-League 2023
Thiếu và thừa...
Kết thúc vòng đấu thứ 4, V-League tạm nghỉ gần 2 tháng nhường chỗ cho các đội tuyển U20, U23 và tuyển Việt Nam.
Việc V-League tạm dừng với thời gian khá dài thực tế mang đến cho nhiều CLB… niềm vui, bởi có thêm quãng thời gian chuẩn bị cho giải đấu vốn đã khởi tranh.
Có thể kể đến Đà Nẵng, CLB TP.HCM, Bình Dương… những đội bóng đang ở nhóm cuối, thậm chí HAGL, CAHN cũng cần quãng nghỉ này nhằm hoàn thiện lối chơi, sự kết dính trong đội hình nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra.
V-League tạm dừng là lúc mà các đội bóng chưa chuẩn bị hoàn thiện nhất phải cảm ơn sau chặng đường đầu chỉ gặt được kết quả khá bi quan.
Ở chiều ngược lại, những đội bóng đang có phong độ tốt ở nửa trên BXH thực sự không hề mong muốn quãng nghỉ vừa bắt đầu của V-League.
Điều này đã được nhiều HLV lên tiếng, đồng thời bày tỏ sự không hài lòng vì quãng nghỉ quá dài ảnh hưởng tới kế hoạch lẫn thành tích của đội nhà hiện có tại V-League.
Rất nhiều rủi ro có thể đến trong gần 2 tháng V-League tạm dừng này, chưa nói kế hoạch chuẩn bị về thể lực, điểm rơi phong độ sẽ phải tính toán lại chứ không đơn giản bóng lăn là đá.
... tới vấn đề của bóng đá Việt Nam
Thực tế đây không phải lần đầu tiên V-League tạm dừng nhường chỗ cho các kế hoạch tập trung, thi đấu của U23, tuyển Việt Nam… mà đã diễn ra một cách thường xuyên.
Các đội bóng, HLV cũng không ngạc nhiên với kiểu xếp lịch thi đấu V-League luôn phải “né” thời gian tập trung của U23, tuyển Việt Nam hòng chuẩn bị cho SEA Games, AFF Cup…
Kéo dài nhiều năm và liên tục tái diễn nên chẳng mấy ai để ý, phản ứng bởi… ngại mang cái tiếng không vì cái chung cho bóng đá Việt Nam, rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy, dù bất cập là rất rõ.
Không chỉ bất cập ở việc các CLB duy trì phong độ, chọn điểm rơi thế nào hay nuôi quân ra sao khi giải đấu kéo dài mà còn ở chuyện V-League không giống như nhiều giải VĐQG có tiếng khác.
Thành tích của các đội tuyển cần là đương nhiên, nhưng không đáng để V-League khác biệt thời gian tổ chức so với phần lớn các nền bóng đá khác, mà chẳng đâu xa điển hình như Thai-League chẳng hạn.
Ở Thai-League chuyện cả giải đấu tạm dừng để phục vụ ĐTQG (chứ chưa nói tới U20) không diễn ra, nếu nằm ngoài FIFA Days – thời điểm bắt buộc phải dừng.
Và chính cách làm chuyên nghiệp này bóng đá Thái vẫn duy trì một khoảng cách chẳng nhỏ với Việt Nam, khi các cầu thủ được thi đấu thường xuyên với tổng số trận gấp rưỡi so với những đồng nghiệp tại V-League trong suốt một năm.
Khác biệt như thế nên chẳng ngạc nhiên khi các cầu thủ Thái Lan thích nghi rất nhanh với các giải đấu hàng đầu châu Á, trong khi Việt Nam có cơ hội ra sân đã là đáng mừng.