9 giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại

Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, đây là đề tài thuộc lĩnh vực xã hội có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.
Đơn vị thực hiện đề tài báo cáo kết quả Tại buổi nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh" do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức sáng 27.3, Trường Đại học Thành Đông, đơn vị chủ trì thực hiện đề tài đã đưa ra 9 nhóm giải pháp phát triển trang trại giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Đó là chính quyền cơ sở có biện pháp và vận dụng cơ chế chính sách tạo nguồn đất đai để chủ trang trại có thể nhận chuyển nhượng, thuê, thầu mở rộng quy mô sản xuất. Cần có biện pháp, vận dụng cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện giúp trang trại huy động vốn; có chính sách riêng, đặc thù về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật cho trang trại phát triển. Có chủ trương, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực của trang trại. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt với sản phẩm nông sản hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung... Phản biện nội dung báo cáo của đơn vị thực hiện đề tài  Năm 2021, Hải Dương có trên 1.000 trang trại. Đơn vị chủ trì thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát 400 trang trại các loại. Qua đó cho thấy, trang trại thuỷ sản sử dụng đất nhiều nhất, 2,05 ha/trang trại; mỗi trang trại sử dụng bình quân 5,1 lao động; mức đầu tư vốn cho phát triển trang trại tăng lên gần 48% so với năm 2020. Riêng về mặt thu nhập, các trang trại ghi không rõ ràng... PV