Thủ tướng: ASEAN thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số để phục hồi kinh tế
Những cái bắt tay hợp tác bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN - EU
Thủ tướng lên đường thăm chính thức 3 nước châu Âu, dự Hội nghị cấp cao ASEAN - EU
Những dấu mốc đặc biệt trong quan hệ ASEAN - EU
Thủ tướng nhấn mạnh, đây là dịp quan trọng để nhìn lại những thành tựu đạt được, xác định những khó khăn, thách thức và đưa ra phương hướng tiếp tục xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất, phục hồi nhanh và ứng phó hiệu quả với những thách thức toàn cầu trong một thế giới bất định.
Thủ tướng cho biết, trải qua hơn 5 thập niên phát triển, ASEAN đã trở thành cộng đồng kinh tế năng động, sáng tạo với hơn 650 triệu dân. Thành tựu này được xây dựng nhờ những đóng góp của cộng đồng DN, từ các DN lớn đến các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ...
“Chúng tôi ghi nhận, biểu dương và trân trọng những nỗ lực, thành quả đạt được của các doanh nghiệp trong khu vực. Các vị đã có những đóng góp đáng kể, hiệu quả vào tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phòng chống dịch bệnh và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Để ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu cần, Thủ tướng cho rằng phải có cách tiếp cận toàn cầu cùng những giải pháp toàn cầu, vượt qua khủng hoảng, phục hồi kinh tế. Điều này cần có sự nỗ lực, đoàn kết, chung tay vun đắp của tất cả 10 nước thành viên ASEAN cũng như của các bạn bè, đối tác.
Hơn 2 năm qua, cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 là minh chứng rõ ràng cho kết quả của sự chung tay, đoàn kết đó. Nhờ đó, các nước đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi nhanh và phát triển bền vững.
"Trong giai đoạn mang tính bước ngoặt này, khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi, nhưng càng khó khăn chúng ta lại càng phải phát huy tinh thần đoàn kết, kề vai, sát cánh, chia sẻ, cùng nhau hợp tác chặt chẽ hơn, phát triển, xây dựng niềm tin, tạo động lực cho phục hồi kinh tế khu vực cũng như thế giới”, Thủ tướng nói.
Phục hồi, Số hóa, và Bền vững
Thủ tướng cho rằng, Chính phủ, DN và các bên liên quan trong ASEAN cần triển khai hiệu quả khuôn khổ phục hồi toàn diện đã được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ 37 cũng như các sáng kiến khác mà ASEAN đã thông qua.
Trong đó tập trung vào 3 định hướng "Phục hồi, Số hóa, và Bền vững"; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để thúc đẩy phục hồi xanh.
Các quốc gia thành viên ASEAN triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể ASEAN về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối khu vực và phục hồi kinh tế.
Theo Thủ tướng, ASEAN BAC phát huy vai trò tiên phong trong những hoạt động hợp tác, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ...; đẩy mạnh chuyển dịch sang mô hình kinh tế tuần hoàn ưu việt, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, cần thúc đẩy hơn nữa nỗ lực chung, tăng cường hợp tác công – tư.
“Các doanh nghiệp, hơn lúc nào hết, cần đồng hành chặt chẽ cùng các Chính phủ trong việc khởi xướng, đề xuất các ý tưởng, sáng kiến để thúc đẩy nền kinh tế khu vực phục hồi bền vững và có khả năng thích ứng cao hơn”, Thủ tướng Việt Nam gợi mở.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng động quốc tế.
“Chúng tôi đề cao và tôn trọng các nguyên tắc và bản sắc của ASEAN, Việt Nam luôn vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và phát triển; thực hiện nghiêm túc các cam kết và nghĩa vụ thành viên, có nhiều đóng góp quan trọng cho tăng cường đoàn kết, xây dựng Cộng đồng ASEAN và thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2025 theo tinh thần “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới đã nói”, Thủ tướng khẳng định.
Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất. Cụ thể là giữ vững ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô; tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế về thể chế pháp luật, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực...