Quốc hội quyết định doanh nghiệp tư không phải lập Ban Thanh tra nhân dân
Báo cáo Thủ tướng về kết luận thanh tra mua sắm kit xét nghiệm ở Bộ Y tế, Hà Nội, TP.HCM
Bộ Nội vụ thanh tra công tác cán bộ tại 20 cơ quan, đơn vị, địa phương
Thủ tướng: Thanh tra ngay một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có 91 điều, quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Với Ban Thanh tra nhân dân, dự luật được Quốc hội thông qua quy định, chỉ thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước như hiện nay.
Như vậy, doanh nghiệp và tổ chức khác có sử dụng lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước không phải thành lập Ban Thanh tra nhân dân.
Trước khi được Quốc hội biểu quyết, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, quá trình thảo luận việc điều chỉnh thực hiện dân chủ cơ sở ở tổ chức có sử dụng lao động còn có ý kiến khác nhau.
Để bảo đảm thận trọng, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến các ĐBQH về nội dung này. Tổng hợp kết quả cho thấy, ý kiến của ĐBQH về các phương án chưa đạt mức độ tập trung cao.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức họp, tham khảo ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan để nghiên cứu, có phương án phù hợp, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, không gây xáo trộn, tạo thêm gánh nặng về trách nhiệm, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh.
Trên cơ sở này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo hướng: Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở do nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh.
Trong đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tập trung quy định việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước.
“Với doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước thì thực hiện theo các quy định chung tại chương I của luật này như: Nguyên tắc, phạm vi và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền, nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở...”, ông Hoàng Thanh Tùng cho hay.
Phương án này, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng nhiều mặt và nhận được sự đồng thuận của Chính phủ, đại diện UB TƯ MTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, VCCI.
Tổng hợp ý kiến của ĐBQH (lần thứ hai), có 344/498 ĐBQH cho ý kiến, trong đó có 307/344/498 ĐB (bằng 89,24% tổng số ĐBQH cho ý kiến và 61,65% tổng số ĐBQH) tán thành với quy định như dự thảo luật.