Ấn Độ điều tra vụ siro ho gây tử vong ở trẻ em châu Phi
WHO: COVID-19 vẫn là nguy cơ y tế khẩn cấp toàn cầu
Số trẻ tử vong liên quan siro ho lên 69 ca, Ấn Độ ngừng sản xuất thuốc
Việt Nam chưa cấp phép lưu hành cho 4 loại siro ho bị WHO cảnh báo
Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế Ấn Độ ngày 6/10 nói, nước này đang tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp trẻ em tử vong ở Gambia sau khi dùng các sản phẩm siro ho và siro cảm của công ty dược Maiden Pharma.
Quyết định trên đưa ra ngay khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố báo cáo liên quan đến các trường hợp trẻ em ở Gambia suy thận cấp tính dẫn đến tử vong sau khi dùng siro.
Cũng theo nguồn tin của Reuters, Bộ Y tế Ấn Độ đang kết hợp với cơ quan kiểm soát ma túy của nước này để điều tra các trường hợp tử vong do siro ho từ cuối tháng 9.
Hãng dược Maiden Pharma của Ấn Độ hiện chỉ xuất khẩu siro ho và siro cảm sang Gambia.
Hiện Maiden Pharma và Bộ Y tế Ấn Độ vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận chính thức nào sau khi WHO công bố báo cáo.
Cũng theo báo cáo này hàm lượng diethylene glycol và ethylene glycol trong các sản phẩm siro của Maiden Pharma cao “không thể chấp nhận được”, có thể gây tổn thương thận.
Sản phẩm của Maiden Pharma có thể đang được bán trên nhiều thị trường không chính thức, nhưng đến nay mới bị phát hiện ở Gambia, WHO cho biết.
Cảnh báo của WHO liên quan đến 4 sản phẩm: Thuốc uống Promethazine, siro cảm lạnh trẻ em Kofexmalin Baby, siro ho Makoff Baby, và siro Magrip N Cold.
Cơ quan quản lý dược Gambia cảnh báo về các sản phẩm này từ tháng 7, sau khi hàng chục trẻ em mắc bệnh thận. Các bác sĩ phát hiện hàng chục trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh chỉ 3-5 ngày sau khi uống một loại siro chứa paracetamol được bán ở địa phương.
Bộ trưởng Y tế Gambia Mustapha Bittaye cho biết vấn đề tương tự được phát hiện trong những loại siro khác, nhưng bộ vẫn đang chờ kết quả kiểm tra.
Ông Bittaye cho biết số trường hợp tử vong đã giảm và các sản phẩm của Maiden Pharma bị cấm, nhưng một số loại siro vẫn đang được bán trong những hiệu thuốc tư và bệnh viện.
Maiden Pharma sản xuất sản phẩm tại cơ sở ở Ấn Độ để bán trên thị trường nội địa hoặc xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latin, theo thông tin trên trang web của công ty.
Trà Khánh(Nguồn: Reuters)