Tây Ninh: Một trường hợp tử vong nghi do nhiễm virus dại
Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 thế nào?
Để người dân “làm đẹp” một cách an toàn
Người dân TP.HCM có tuổi thọ trung bình trên 76 nhưng chỉ sống khỏe đến 64 tuổi
Các ngành chức năng đến giám sát ca tử vong vì bệnh dại.
Thông tin từ ông N.V.O (chồng của bệnh nhân) vợ ông là bà N.K.O bị chó cắn lúc nào gia đình không biết, đến ngày 20.12.2022 bà có biểu hiện ngứa tại vết cắn, sợ gió, sợ nước, nôn ói. Khoảng 3 giờ sáng ngày 21.12.2022 gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng để khám.
Tại đây bác sĩ chẩn đoán nghi có triệu chứng về bệnh dại, hỏi bệnh nhân thì mới biết bị chó cắn khoảng 3 tháng trước đó. Sau đó, bà N.K.O được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh. Tại đây được chẩn đoán bệnh dại và lấy mẫu xét nghiệm nhưng chưa có kết quả, đến chiều ngày 21.12.2022 gia đình xin cho bệnh về nhà, trên đường về thì bệnh nhân tử vong.
Con chó cắn bà N.K.O là chó của quán nhậu nơi bà phụ việc (quán nhậu gần nhà), cùng thời điểm đó có 2 người nữa cũng bị chó của quán nhậu này cắn (quán hiện tại có 2 con chó, chủ nhà khai còn một con nữa nhưng đã chết khoảng 3 tháng trước) không rõ con chó nào cắn bà N.K.O và 2 người nói trên.
Hiện Chi cục Thú Y tỉnh lấy mẫu gửi Chi cục Thú Y vùng 6 TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm, hiện tại chưa có kết quả (lý do lấy mẫu con chó này vì mấy ngày trước con chó này đã cắn một bé gần nhà qua mua hàng), còn một con được người nhà đang nhốt lại theo dõi.
Cũng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tây Ninh, đây là ca tử vong thứ 2 vì bệnh dại, tính từ đầu năm 2022 đến nay tại tỉnh Tây Ninh.
Ngành Y tế khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh dại, người dân có nuôi chó, mèo cần phải tiêm vaccine ngừa dại cho vật nuôi; cần rọ mõm và không thả rong chó, mèo để đề phòng bị chó, mèo cắn. Khi bị chó, mèo cắn thì đến cơ sở y tế để được khám, điều trị và tiêm vaccine ngừa dại; đồng thời theo dõi và tiến hành cách ly tất cả các con vật mắc bệnh, nghi nhiễm dại.
Đình Tiến