Ngày 10/8, cả nước ghi nhận 2.010 ca mắc mới COVID-19
WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu
Liệu dịch COVID-19 có bùng phát lớn sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5?
Thị xã Trảng Bàng: Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19
Các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4. Ảnh: TTXVN
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.353.573 ca mắc, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.477 ca mắc).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 5.271 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.997.136 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 78 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 68 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; thở máy không xâm lấn: 1 ca; thở máy xâm lấn: 5 ca.
Ngày 10/8 ghi nhận 1 ca tử vong tại Tây Ninh.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.095 ca, chiếm 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Trong ngày 9/8 có 438.272 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 249.288.604 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 215.181.727 liều: Mũi 1 là 71.315.071 liều; mũi 2 là 68.827.368 liều; mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.513.717 liều; mũi bổ sung là 13.848.002 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 48.696.999 liều; mũi nhắc lại lần 2 là 10.980.570 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi là 21.191.813 liều: Mũi 1 là 9.059.270 liều; mũi 2 là 8.717.895 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 3.414.648 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - 11 tuổi là 12.915.064 liều: Mũi 1 là 8.275.705 liều; mũi 2 là 4.639.359 liều.
Theo dõi chặt sự xuất hiện của các biến thể mới
Bộ Y tế cho biết, trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, nhất là các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng thời tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; chỉ đạo đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.
Các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới; phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là thực hiện 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) và tiêm vaccine, lợi ích, hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh...
Nguồn TTXVN/Báo Tin tức