Khoảng 5% số bệnh nhân mắc cúm A bị co giật
Các bác sĩ cảnh báo cha mẹ cần theo dõi sát tình hình sức khoẻ của con trong thời điểm dịch cúm A trái mùa vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Một loại vi khuẩn cực nguy hiểm từng được tìm thấy trong sữa bột dành cho trẻ em
Triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em
Chiến dịch bổ sung vitamin A toàn quốc đợt 1 năm 2023 cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi
Bác sĩ Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Hải Dương khám một bệnh nhân mắc cúm A vừa nhập viện
Theo Bệnh viện Nhi Hải Dương, một tuần qua, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân mắc cúm A nhập viện điều trị, tăng khoảng 10-15% so với 1 tuần trước đó.
Khoa Truyền nhiễm đã quá tải buộc bệnh viện trên phải huy động thêm 2 Khoa Tiêu hoá và Nội tổng hợp để thu dung, điều trị bệnh nhân mắc cúm A. Số người mắc bệnh này thường xuyên điều trị tại bệnh viện từ 60-70 trường hợp. Khoảng 30-40% số bệnh nhân đến khám được bác sĩ kê đơn thuốc về nhà điều trị nhưng đã phải quay trở lại bệnh viện điều trị sau đó ít ngày.
Hầu hết bệnh nhân mắc cúm A nhập viện điều trị bị sốt cao từ 39-40 độ kèm theo các biểu hiện như ho kéo dài, ngạt mũi, ăn kém, bỏ bủ, quấy khóc. Khoảng 5% số bệnh nhân bị co giật do sốt cao nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào gặp phải các biến chứng liên quan đến não, tim. Có bệnh nhân phải nhập viện tới 2 lần vì cúm A trong gần 1 tháng qua. Các bệnh nhân được điều trị triệu chứng, bù nước, tăng cường vitamin, dưỡng chất. Thường sau 3-4 ngày, bệnh nhân được ra viện, song cũng có trường hợp phải kéo dài tới 10 ngày. Đến nay, chưa bệnh nhân mắc cúm A nào điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Dương phải chuyển tuyến trên.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Thanh Nhàn, Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Hải Dương cho biết khi mắc cúm A, biểu hiện bệnh của trẻ nhỏ thường nặng hơn người lớn, sốt cao ít nhất 4 lần/ngày. Nhiều trẻ cũng bị mắc sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng. Cúm A và 2 bệnh này có đặc điểm chung là thường gây sốt cao, khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn. Cha mẹ cần theo dõi sát tình hình sức khoẻ của trẻ, kịp thời đưa con đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và tư vấn khi có dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho con sử dụng. Cung cấp đủ dinh dưỡng, cho trẻ ăn đồ dễ tiêu, nước ép hoa quả…
Bác sĩ cũng lưu ý những trường hợp mắc cúm A bị co giật cần tái khám sau khi khỏi bệnh để phòng tránh những biến chứng không may gặp phải.
NGUYỄN TIẾN