Ngoài Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hơn 1.400 trẻ nhiễm Adenovirus với 7 ca tử vong, Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện của Hà Nội cùng ghi nhận gần 100 ca bệnh tương tự.
Cuối giờ chiều 23/9, một cuộc họp giữa Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) với Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Hà Nội và một số bệnh viện có khoa Nhi thuộc Sở Y tế Hà Nội đã diễn ra để bàn công tác thu dung, điều trị bệnh nhi mắc Adenovirus.
Theo báo cáo sơ bộ tại cuộc họp, Bệnh viện Nhi Trung ương có số bệnh nhân viêm đường hô hấp đến khám được phát hiện mắc Adenovirus chiếm nhiều nhất trong các cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội.
Riêng từ cuối tháng 8 đến nay, số ca bệnh mắc virus Adeno tăng cao. Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận trên 1.400 ca bệnh Adenovirus . Trong 2 tuần từ 12 đến 21/9, tỷ lệ các ca được phát hiện mắc Adenovirus chiếm 10% tổng các ca đến khám tại viện.
Trong số ca nhiễm có 80% là bệnh nhi tại các quận, huyện của Hà Nội. Đã có 7 trường hợp tử vong là các bệnh nhân mắc các bệnh lý nền, đồng nhiễm Adenovirus. Riêng ngày 22/9, bệnh viện phát hiện 150 ca, trong đó một nửa số bệnh nhân này cần nhập viện.
Tại Bệnh viện Bạch Mai và số bệnh viện của Hà Nội đã ghi nhận gần 100 ca được phát hiện mắc Adenovirus.
Gần một nửa số trẻ đang điều trị tại khoa Nhi hô hấp của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) được xác định là nhiễm Adenovirus, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Triệu chứng chung là các trẻ sốt cao liên tục. Nhiều trường hợp có kèm viêm kết mạc, ho, tiêu chảy nhưng có những trường hợp có dấu hiệu suy hô hấp mới được nhập viện.
Tại cuộc họp, đại diện các bệnh viện cũng cho biết do tháng 9 là thời điểm nhập học và thời tiết giao mùa nên số trẻ mắc các bệnh hô hấp chiếm 60%-70% số bệnh nhi đến khám. Do đó, dẫn tới tình trạng quá tải cục bộ tại một số thời điểm trong ngày, trong tuần.
Bệnh viện Nhi Trung ương đã đã bố trí 300 giường bệnh để thu dung điều trị bệnh nhi nhiễm Adenovirus nhập viện theo nhóm bệnh nhẹ, bệnh có tổn thương hô hấp đơn thuần hoặc kết hợp với bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng.
Điều các chuyên gia lo ngại là các bệnh nhi mắc các bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng nếu đồng nhiễm Adenovirus sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hiện chưa ghi nhận các ổ dịch Adenovirus trong cộng đồng.
"Nhiều trẻ mắc Adenovirus là vấn đề y tế công cộng cần quan tâm" - TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định. Đây là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, tuy nhiên nếu bệnh nhi đã mắc các bệnh lý nặng, phức tạp hoặc phải can thiệp phẫu thuật mắc thêm Adenovirus có nguy cơ tử vong cao.
Trước mắt, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện cần bố trí buồng riêng cho bệnh hô hấp không nằm chung bệnh khác, tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn như đeo khẩu trang, khử khuẩn… không để lây lan dịch bệnh; Tăng cường công tác truyền thông không gây hoang mang trong cộng đồng.
Ông Khoa cho biết Bộ Y tế sẽ cập nhật và ban hành hướng dẫn điều trị bệnh Adenovirus trong đó sẽ xây dựng tiêu chuẩn nhập viện đối với các ca mắc Adenovirus làm căn cứ cho các bác sỹ khi khám, chẩn đoán.
Lãnh đạo Cục này đề nghị Sở Y tế Hà Nội lên kế hoạch và có phương án nếu bệnh nhân gia tăng cần có giải pháp để phân tuyến, thu dung, điều trị phù hợp. Hà Nội cần chủ động, theo dõi chặt diễn biến, theo dõi báo cáo hàng ngày và báo cáo Bộ, có phương án chuẩn bị các khu hồi sức cho bệnh nhân nặng.
Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi T.Ư, Adenovirus lây truyền qua đường giọt bắn, đường hô hấp giữa người với người. Bệnh có thể lây qua niêm mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị ô nhiễm; hoặc lây truyền khi người lành sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
Adenovirus có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi). Trong đó trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do sức đề kháng kém.
Virus Adeno có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng.
“Bệnh còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi”, PGS Hồng Hanh cho hay.
Theo lời kể của chị N.K.H và người nhà, khi đang được chồng chở bằng xe máy thì đột nhiên vạt áo chống nắng của chị bị cuốn vào bánh xe, kéo theo cánh tay, quá đột ngột nên chị không kịp phản ứng.
Dù bị suy tim nặng, mức độ 4 do hở van 3 lá 4/4, và tăng áp động mạch phổi, nhưng chị D. vẫn quyết định giữ lấy thai khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ đột tử.
Viết trên chuyên san The Conversation, GS Enzo Palombo, chuyên gia về vi sinh tại Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), đã lý giải về hội chứng cơm chiên và cách phòng ngừa nó.
Một người đàn ông được ghép tim heo biến đổi gien đã qua đời vào ngày 30-10, gần 6 tuần sau ca phẫu thuật kể trên, giới chức Trung tâm Y tế Trường ĐH Maryland (UMMC) thông báo.