Cứu sống một bệnh nhân bị thủng tim
Người có mạch máu khỏe, ngón tay lộ rõ 3 biểu hiện
Phát hiện bệnh mạch máu não nguy hiểm sau cơn đau đầu đột ngột
Giây phút người mẹ thấy trái tim con trai trong lồng ngực người lạ
Ê-kíp phẫu thuật cho nam bệnh nhân bị thủng tim trong sáng 7.11
Trước đó, khoảng 1 giờ sáng 7.11, khoa Cấp cứu bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân nam trong tình trạng có nhiều vết đâm trên người, trong đó có 1 vết thương ở vùng xương ức, gần sát với tim, vị trí tiên đoán thủng tâm thất phải. Tại thời điểm này, huyết áp của bệnh nhân rất thấp (70/40mmHg), mất nhiều máu, tràn máu màng ngoài tim, gây khó khăn trong cấp cứu ban đầu cũng như quá trình phẫu thuật vì nguy cơ bệnh nhân tử vong.
Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Minh Phương- Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Lồng ngực - Mạch máu cho biết, bệnh nhân bị thủng tâm thất phải rất nặng, tất cả các ê-kíp trong bệnh viện khi đó được kích hoạt cấp cứu khẩn cấp, tranh thủ từng phút giây, kịp thời cứu chữa bệnh nhân. “Tình trạng bệnh nhân nguy kịch, cần phẫu thuật gấp do lượng máu bị mất quá nhiều. Mục tiêu mổ là để mở được màng tim, giải phóng lượng máu khỏi chèn ép, đồng thời thực hiện khâu lỗ thủng tim ngay lập tức”- bác sĩ Phương nói.
Bác sĩ Phương cho biết thêm, do thể trạng bệnh nhân béo phì đã gây áp lực nhất định đến quá trình hồi sức sau mổ như: thở kém, đề kháng không cân bằng, vết thương nhiễm trùng do vật gây thương tích gây ra… “Sau hơn 3 giờ, chúng tôi đã thành công. Đây là một trong 4 ca mổ tim phức tạp và hiếm gặp, kể cả những ca vỡ tim tại bệnh viện. Đến thời điểm này, chúng tôi mới có thể tiên lượng 100% bệnh nhân sống, đã qua cơn nguy kịch”- bác sĩ Phương khẳng định.
Hiện tại, bệnh nhân phục hồi tốt, sức khoẻ ổn định, đã có thể tự sinh hoạt, vận động, tiếp tục theo dõi thêm vài ngày trước khi xuất viện.
Tâm Giang