Sau mỗi lần căng thẳng, mất ngủ, những mảng đỏ rộp, nổi mủ chảy nước rỉ rả, hai chân chảy nặng trịch không đi nổi lại hành hạ chị Hoài.
Tổ chức tiệc mừng đầy tháng cho con trai út xong, chị Hoài (sinh năm 1993, Hưng Yên, đã đổi tên) bỗng thấy hai đầu ngực ửng đỏ. Tưởng viêm da, chị tự mua thuốc về bôi vài lần, vết đỏ biến mất.
Sau đó, cứ mỗi lần cương sữa, căng thẳng, stress, những đám da ửng đỏ tái xuất. Khi con trai gần một tuổi, đúng vào mùa đông, đám đỏ bùng phát dữ dội, rộp, lan rộng ra lưng, bụng. Đi khám, chị nhận chẩn đoán bị bệnh vảy nến nhưng điều trị không hiệu quả.
"Cảm giác đỏ lừ, đau rát, cọ quậy thôi cũng đau, không thể nằm yên" - chị kể lại cảm giác 3 năm trước. Nghe lời người bạn cũng bị vảy nến da nặng, chị lấy thuốc uống 1 tuần, thấy đỡ hẳn. Tuy nhiên cứ được một đợt chị lại bùng phát mạnh hơn.
Lần thứ 2 lấy thuốc, uống được 1 tuần, chị giật mình thấy mặt sưng phù, không mở nổi mắt (hội chứng cushing). Lòng vòng điều trị hết thuốc tây sang thuốc nam, chị Hoài "bất lực", đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
BS Hoàng Văn Tâm, Phó Trưởng khoa Điều trị nội trú ban ngày - Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết ban đầu bệnh nhân Hoài mắc vảy nến thể mảng (thể thông thường) với biểu hiện có mảng, sẩn màu đỏ, vẩy trắng bạc. Nhưng sau đó dưới tác dụng phụ của thuốc corticoid bệnh nhân uống, thể mảng đã tiến triển thành thể mủ (thể đặc biệt) rất đau rát.
"Đơn thuốc mà chị Hoài tự đi mua uống có Medrol, loại thuốc chứa corticoid, dù đáp ứng rất tốt và nhanh với vảy nến thể mủ nhưng có rất nhiều tác dụng phụ" - vị bác sĩ cho hay.
Theo BS Tâm, vảy nến là bệnh có yếu tố di truyền (chị Hoài có bố đẻ bị vảy nến). Bệnh nhân vảy nến có thể bùng phát bệnh sau khi tiêm phòng, bị nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý khác. Sau vận động quá mạnh, chơi thể thao phải tiếp xúc, chà xát da nhiều cũng khiến bệnh nặng hơn.
Quan trọng nhất, bệnh liên quan nhiều đến yếu tố tâm lý, căng thẳng, stress. "Sau những đợt đỉnh điểm căng thẳng, không ngủ, khắp người tôi từ ngực xuống chân không chỉ đỏ ửng rộp da mà còn nổi mủ, chảy nước rỉ rả, hai chân nặng trịch không đi nổi" - chị Hoài kể.
Chất lượng sống của bệnh nhân vảy nến nặng tương đương ung thư giai đoạn cuối
Thống kê trên thế giới, có khoảng 1-3% dân số mắc vảy nến tuỳ chủng tộc. Ở Việt Nam dù chưa có thống kê cụ thể nhưng ước tỷ lệ tương đương, tức là khoảng 1 triệu người mắc bệnh. Vảy nến xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, thường gặp ở người trẻ, từ tuổi dậy thì.
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, mỗi ngày Phòng khám chuyên đề vảy nến tiếp nhận khám, quản lý từ 60- 80 bệnh nhân. Không ít người cho rằng đây là một trong các “nỗi khốn khổ của con người”, làm cho người bệnh luôn xấu hổ và ngượng ngùng.
"Một nửa bệnh nhân mắc vảy nến cảm giác hoang mang, chán nản, bi quan. Họ rất sốc vì đột nhiên trên cơ thể có đám đỏ, bong vảy. Chất lượng sống của bệnh nhân vảy nến mức độ nặng ảnh hưởng tới tâm lý tương đương như ung thư giai đoạn cuối" - BS Tâm cho biết ngày 20/10, tại chương trình khám, tư vấn miễn phí bệnh vảy nến diễn ra đến cuối tháng này.
Thực tế, có những nữ bệnh nhân vảy nến phải tìm mọi cách "chịu chi, chịu đau" làm đẹp để "giữ chồng". Nỗi ám ảnh bệnh tật đến mức việc đầu tiên sau khi thức dậy của họ là "dọn vảy" trên giường. Lại có những bệnh nhân nam mắc bệnh, tự ti đến mức chấp nhận để vợ tìm kiếm, bù đắp tình cảm ở ngoài.
"Có những bệnh nhân mắc vảy nến bị trầm cảm, không thiết tha cuộc sống và mọi hoạt động vốn ưa thích. Gia đình phải đưa đi khám, phối hợp điều trị tâm thần để kiểm soát bệnh vảy nến do mối liên quan giữa tâm lý, tâm thần và vảy nến" - BS Tâm cho hay trước đây, khi chưa có thuốc điều trị tốt, có bệnh nhân tìm đến cái chết vì quá chán nản, bi quan với hình hài bị kỳ thị.
Dấu hiệu mắc vảy nến thể thông thường
Vảy nến thể thông thường (chiếm đại đa số) có biểu hiện là các sẩn hoặc mảng sẩn màu đỏ tươi hoặc đậm, ranh giới rõ, trên có vảy da màu trắng bạc. Các vảy này bong ra dễ dàng thành từng lá vảy da màu trắng bạc. Khi cạo nhẹ vảy bong ra để lại ở dưới những đốm máu nhỏ. Các sẩn hoặc đám thương tổn nhỏ tụ lại thành mảng lớn.
Các thương tổn có thể có ở toàn thân nhưng có một số vị trí rất hay gặp là đầu, ngón tay, bàn tay- bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, ụ ngồi, mông và cẳng chân.
Theo lời kể của chị N.K.H và người nhà, khi đang được chồng chở bằng xe máy thì đột nhiên vạt áo chống nắng của chị bị cuốn vào bánh xe, kéo theo cánh tay, quá đột ngột nên chị không kịp phản ứng.
Dù bị suy tim nặng, mức độ 4 do hở van 3 lá 4/4, và tăng áp động mạch phổi, nhưng chị D. vẫn quyết định giữ lấy thai khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ đột tử.
Viết trên chuyên san The Conversation, GS Enzo Palombo, chuyên gia về vi sinh tại Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), đã lý giải về hội chứng cơm chiên và cách phòng ngừa nó.
Một người đàn ông được ghép tim heo biến đổi gien đã qua đời vào ngày 30-10, gần 6 tuần sau ca phẫu thuật kể trên, giới chức Trung tâm Y tế Trường ĐH Maryland (UMMC) thông báo.