“Làm thế nào để tập Yoga chăm chỉ và hiệu quả?”, theo TS. Đại sư Srinivas S.Kamal, chỉ có một câu trả lời duy nhất, đó chính là hãy áp dụng Yoga mọi lúc, mọi nơi, không phải chỉ lúc trải thảm, trong phòng tập.
Tập thành thạo Yoga từ khi lên 5
TS. Đại sư Srinivas S.Kamal sinh ra tại Ấn Độ. Chia sẻ về “cơ duyên” đến với Yoga, S.Kamal cho biết, khi còn nhỏ, ông rất yếu ớt. Ông dễ bị ốm với đủ thứ bệnh về tiêu hóa, phổi, thương hàn, cơ yếu. Thấy con trai như vậy, cha của ông đã cho ông luyện tập Yoga.
“Bố mẹ tôi là người rất hứng thú với y học. Cha tôi thường đánh thức tôi dậy từ 4 giờ sáng để tập Yoga. Ban đầu tôi không thích và thường ngủ gật trong khi tập. Nhưng quá trình luyện tập đã giúp cho tôi có được sức mạnh vô hạn”, đại sư S.Kamal chia sẻ.
TS. Đại sư Srinivas S.Kamal hướng dẫn học viên tập Yoga tại buổi lễ ra mắt sách "Yoga theo Dosha" và "Yoga for men - Phục hồi và tăng cường sức mạnh nam giới"
Ngày qua ngày, ông tiếp tục tập luyện chăm chỉ. Lên 5 tuổi, ông đã thành thạo nhiều loại hình khác nhau như: Hatha, Raja, Ashtanga, Kundalini, Thiền định Himalaya và Triết lý Yoga.
Khi khỏi được bệnh, sức mạnh thế chất và tinh thần được tăng cường, ông đã theo đuổi các môn thể thao yêu thích khác và giành được kết quả xuất sắc trong các cuộc thi Karate và nhiều môn khác.
Năm 15 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp huấn luyện viên. Ông xây dựng chương trình huấn luyện cho cảnh sát, hải quân, các câu lạc bộ tại nhiều trường học…
Năm 20 tuổi, ông được ví như người đàn ông thép với cơ bắp săn chắc và đã huấn luyện được một thiếu niên giành Kỷ lục thế giới, mang được vòng nguyệt quế về cho thành phố Vizag – quê hương ông. Hai người học trò khác của ông cũng đã trở thành những người sở hữu đai đen võ thuật trẻ nhất thế giới. Ông cũng được ghi danh vào sách kỷ lục Limca của Ấn Độ.
Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của những thành quả tuyệt vời ấy là những góc khuất. Do tập luyện và thi đấu nhiều, ông bắt đầu bị viêm và đau. Ông bị đứt dây chằng chéo trước ở cả hai đầu gối, chấn thương cổ và phần lưng vùng thấp khiến ông buộc phải dừng tập. Thậm chí, bác sĩ yêu cầu ông phải phẫu thuật. Việc ăn nhiều tinh bột, dầu mỡ càng khiến sức khỏe ông giảm sút.
Ông bắt đầu trở lại với Yoga và nhận thấy cơ thể bắt đầu phục hồi và tái tạo hầu hết những cơ quan bị thương tổn.
“Điều này khiến tôi vô cùng bị thu hút và có những thay đổi trong phương pháp giảng dạy của mình. Đó chính là thời điểm tôi nghĩ kỹ thuật tập luyện cần được cải thiện và phát triển. Tôi đã sáng tạo hệ thống “Kri Yoga”. Kri nghĩa là “hành động”, Yoga nghĩa là “liên kết”. Hành động để tạo ra một cuộc sống liên kết hạnh phúc, lành mạnh, vui vẻ, viên mãn với Yoga”, đại sư S.Kamal chia sẻ.
Yoga là khoa học cuộc sống, hãy tập bất cứ khi nào có thể
Trong 30 năm qua, đại sư S.Kamal đã đi nhiều nước trên thế giới giảng dạy về Yoga, các phương pháp chữa lành tự nhiên, giúp người khác mở rộng tầm nhìn và có cuộc sống tốt hơn, vui vẻ hơn.
Theo đại sư S.Kamal, Yoga không chỉ đơn giản là một bài tập, mà còn là phong cách sống, là khoa học cuộc sống
Theo đại sư S.Kamal, Yoga không chỉ đơn giản là một bài tập, mà còn là phong cách sống. Yoga không phải là một tôn giáo mà là khoa học cuộc sống.
Tất cả các bài tập Yoga chúng ta thực hiện mỗi ngày giúp giãn cơ tự nhiên,tăng sự cân bằng với tự nhiên để sống hòa hợp với thế giới xung quanh. Yoga giúp nâng cao nhận thức, phát triển tiềm năng của thể chất và tinh thần, giúp chúng ta sống linh hoạt hơn, từ đó đạt được mục tiêu của mình trong công việc, trong các mối quan hệ, kinh doanh.
“Nói ngắn gọn, Yoga dạy chúng ta xây dựng một cuộc đời viên mãn”, đại sư S.Kamal nói.
Hình ảnh về sự kiện ra mắt hai cuốn sách quý về Yoga của đại sư S.Kamal
Tuy nhiên, làm thế nào để tập Yoga một cách chăm chỉ và hiệu quả? Thực tế, đã có không ít người mới đầu hào hứng tập Yoga, nhưng rồi lại bỏ bê dần. Hoặc không thấy được những kết quả như mong đợi khi tập Yoga.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, Đại sư S.Kamal cho hay, đó là câu hỏi mà ông đã nhận được rất nhiều.
Đối với Yoga, điều quan trọng, đó là tự luyện tập. Nếu như ban đầu chưa biết gì về Yoga thì cần có một giáo viên hướng dẫn. Thế nhưng khi bắt đầu nhận ra tư thế nào hợp với mình , bài tập nào ta thích, làm ta thoải mái thì vào những thời điểm không thể tập cùng giáo viên, mỗi người đều có thể tự luyện tập.
“Nếu mình bị phụ thuộc vào một ai đó thì sẽ rất khó duy trì sự chăm chỉ. Vì không phải ngày nào ta cũng có thể tuân theo giờ giấc của họ, và không phải ngày nào họ cũng có thể tập với ta. Cho nên, việc tự tập luyện chính là yếu tố rất quan trọng trong việc duy trì sự chăm chỉ”, Đại sư S.Kamal nói.
Và một điều cũng rất quan trọng, cần phải lưu ý nữa, đó là đừng bao giờ coi Yoga là một bộ môn buộc phải luyện tập và phải chỉ luyện tập khi có điều kiện, không gian phù hợp…
Bản thân ông, có thể thực hiện các bài tập Yoga ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời điểm nào khi có thể. Ví dụ, ngay khi giao lưu với các học viên, trong lúc chờ câu trả lời, ông đã tập thở.
“Có nghĩa là tập bất kỳ nơi nào, bất kỳ nơi đâu và khi chúng ta cảm thấy thoải mái với điều đó là thực hiện chứ không nhất thiết phải trải thảm ra và ngồi trên đó thì mới là tập”, ông nói.
Đặc biệt, đừng chỉ thực hiện Yoga trong buổi tập. Chẳng hạn, khi bước vào một lớp học Yoga, ngồi trên thảm tập và nghe lời giáo viên hướng dẫn, chúng ta hít thở khá sâu, kiểm soát khá tốt và sau 1 giờ thì thấy rằng mình có vẻ đã làm rất tốt.
Thế nhưng ngay khi bước chân ra khỏi lớp tập Yoga thì lại quay về ngay thói quen hít thở bình thường, nông và ngắn.
Như vậy, chỉ có 1 tiếng chúng ta thở sâu, còn lại là thở nông thì làm sao có thể mang lại sức khỏe cho mình được?
Hãy áp dụng Yoga vào tất cả mọi lúc trong cuộc sống của mình
Hoặc khi vào lớp tập Yoga, khi giáo viên hô ngồi thẳng, đứng thẳng, học viên sẽ thực hiện ngay. Thế nhưng ngay ra khỏi phòng tập, lại lập tức ngồi gù lưng, đứng lại nghỉ một chân. Hoặc trong lớp tập yoga lúc nào cũng tĩnh, dịu dàng. Nhưng khi bước chân ra ngoài, gặp chuyện bức xúc, có thể ngay lập tức nóng nảy.
“Như vậy là xong rồi, Yoga không còn ở đó nữa”, ông S.Kamal cho hay.
Để Yoga đạt được kết quả tốt, theo đại sư S.Kamal, chúng ta không chỉ tập Yoga trong 1 giờ đồng hồ mà trong suốt 23 giờ còn lại đều phải áp dụng những gì ta đã học.
Chẳng hạn, khi đi, đứng, ngồi, nằm đều có thể áp dụng được những chuyển động mà chúng ta đã học được. Khi hít thở, kể cả trước khi vào giấc ngủ, hãy để cho hơi thở của ta thật sâu, thật lắng và thật nhẹ. Sau đó, ta đi ngủ như một đứa trẻ.
“Cho nên, hỏi rằng làm thế nào để tập Yoga chăm chỉ và hiệu quả, thì chỉ có duy nhất một câu trả lời, đó là hãy áp dụng Yoga vào tất cả mọi lúc trong cuộc sống của mình”, ông S.Kamal nói.
Đại sư S.Kamal đã đạt được rất nhiều giải thưởng, thành tựu về Yoga. Ông giành huy chương Vàng về Yoga năm 2014. Ông đạt kỷ lục Guinness thế giới về giữ tư thế Yoga lâu nhất (năm 2018). Ông là nhà sáng tạo Yoga Thiền định, nhà sáng tạo Andhra Ashtanga. Là Tiến sĩ về các phương thuốc thay thế… Với những thành công trong việc sáng tạo Yoga tại châu Á, ông được vinh danh là 1 trong 8 huấn luyện viên Yoga vĩ đại nhất thế giới.
Mới đây, ông đã ra mắt hai cuốn sách "Yoga theo Dosha" và "Yoga for men". Đây là hai “đứa con” tinh thần kết tinh những yếu tố độc đáo của Yoga và các bộ môn khác mà đại sư S. Kamal đã dày công nghiên cứu suốt 20 năm qua nhằm phát triển sức khỏe thể chất và tâm thần vượt trội.
Theo lời kể của chị N.K.H và người nhà, khi đang được chồng chở bằng xe máy thì đột nhiên vạt áo chống nắng của chị bị cuốn vào bánh xe, kéo theo cánh tay, quá đột ngột nên chị không kịp phản ứng.
Dù bị suy tim nặng, mức độ 4 do hở van 3 lá 4/4, và tăng áp động mạch phổi, nhưng chị D. vẫn quyết định giữ lấy thai khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ đột tử.
Viết trên chuyên san The Conversation, GS Enzo Palombo, chuyên gia về vi sinh tại Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), đã lý giải về hội chứng cơm chiên và cách phòng ngừa nó.
Một người đàn ông được ghép tim heo biến đổi gien đã qua đời vào ngày 30-10, gần 6 tuần sau ca phẫu thuật kể trên, giới chức Trung tâm Y tế Trường ĐH Maryland (UMMC) thông báo.