7 giải pháp giảm bớt áp lực nuôi dạy con
Nguyên nhân khiến 60 gia đình có con trông giống nhau
Con tổn thương thần kinh nặng do gia đình cho dùng đơn thuốc cũ
Vụ gia đình tố bệnh viện tắc trách khiến bé 3 tuổi tử vong: Sở Y tế Quảng Ngãi nói gì?
Theo các chuyên gia về gia đình, thay vì để những cảm xúc như thấy tội lỗi với con, kiệt sức... làm chủ, nên điều chỉnh bản thân để có thể trải nghiệm cảm giác hạnh phúc khi ở bên con.
Học cách tận hưởng vai trò cha mẹ
Những khoảnh khắc nhỏ trong hành trình làm cha mẹ khiến việc nuôi dạy con cái trở nên đáng giá, chẳng hạn như khi con chập chững bước đi đầu tiên, nói những lời đầu tiên.
Các bậc cha mẹ nên dễ dãi hơn với bản thân và con cái, phát triển thái độ biết ơn và lưu tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của bạn.
Hãy nhớ không có một quy chuẩn nào trong việc nuôi con
Mỗi gia đình khác nhau vì mỗi cha mẹ và mỗi đứa trẻ đều khác nhau, vì vậy đừng so sánh bản thân với người khác. Điều quan trọng là làm những gì tốt nhất cho bạn và gia đình bạn. Đừng dằn vặt bản thân vì những quyết định trong quá khứ. Nên nhắc nhở bản thân rằng không có đứa trẻ hoàn hảo và không có cha mẹ hoàn hảo. Bạn sẽ có lúc phạm sai lầm và con bạn cũng vậy, điều này hoàn toàn bình thường.
Quy tắc "ít còn hơn nhiều"
Thay vì ép buộc mình trở thành “cha mẹ trực thăng”, theo dõi mọi hoạt động của con và sắp xếp lịch trình của chúng với đầy đủ các hoạt động, nên để mọi thứ diễn ra theo dòng chảy. Sự tuân thủ hà khắc các quy tắc sẽ chỉ khiến bạn thêm căng thẳng và kiệt sức, thậm chí khiến mọi thứ trở nên kém thú vị, kém hiệu quả hơn.
Ví dụ, đừng cấm con bạn chơi tự do. Thay vào đó, hãy tận hưởng niềm vui khi xem chúng khám phá những điều mới. Các hoạt động này giúp trẻ em phát triển các khả năng nhận thức cơ bản như ra quyết định và giải quyết vấn đề. Vì vậy, cha mẹ nên thả lỏng một chút và để bọn trẻ vui chơi, trong khi bạn ngắm nhìn chúng từ xa.
Yêu con mỗi khi có cơ hội
Trẻ lớn rất nhanh và trước khi bạn nhận ra điều đó, chúng sẽ rời mái nhà, bắt đầu cuộc sống của riêng mình. Vì vậy, nên nắm lấy mọi cơ hội bạn có để ôm hoặc hôn, nói yêu thương chúng. Đừng bỏ lỡ cơ hội cười đùa, chơi vui vẻ với con. Khi cười, bạn có thể sẽ bớt căng thẳng và giọng điệu của bạn cũng tự động trở nên vui vẻ hơn. Khi con có thể nghe thấy nụ cười của bạn, chúng có nhiều khả năng sẽ lắng nghe bạn hơn, điều này sẽ khiến bạn hào hứng hơn, gia đình cũng vì thế đầm ấm hơn.
Đừng quá chú trọng "tương lai", hãy quan tâm tới "hiện tại"
Không có gì mệt mỏi hơn là sống từng ngày chỉ vì hai chữ “tương lai”, ví dụ lên kế hoạch cho việc học đại học khi trẻ mới chỉ vào lớp một. Thay vì dành tất cả năng lượng để tạo đường đi cho con, nên cùng trẻ khám phá ra những điều chúng thích và không thích.
Khi con cảm thấy được hỗ trợ và ít chịu áp lực, bạn cũng cảm thấy bớt áp lực hơn, vì bạn biết rằng bạn đang làm điều tốt nhất cho con.
Thực hành giao tiếp lành mạnh và là một người lắng nghe tích cực
Các mối quan hệ bền chặt đòi hỏi phải giao tiếp lành mạnh và đối xử tôn trọng với mọi người, kể cả con bạn. Cha mẹ cần phải là một người lắng nghe tích cực, thay vì chỉ lắng nghe để phản hồi. Giao tiếp lành mạnh làm giảm xung đột gia đình và khiến bạn cảm thấy mình là cha mẹ hiệu quả hơn.
Mọi người, kể cả trẻ em, đều muốn ý kiến của mình được đánh giá cao, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đặt những câu hỏi để tìm hiểu chính xác cảm nhận của con về vấn đề hiện tại. Nhờ thế, việc nuôi dạy con cái trở nên toàn diện hơn, bạn cũng sẽ bớt áp lực hơn, gia đình sẽ có nhiều nỗ lực hợp tác hơn.
Phân bổ việc nhà cho con
Khi trẻ ở độ tuổi nhất định, nên phân bổ một phần việc nhà cho con. Bạn cần giải thích cho con rằng tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng làm việc, vì mục tiêu xây dựng một ngôi nhà sạch sẽ và hạnh phúc.
Thay vì bắt trẻ làm việc nhà, chúng sẽ vui hơn khi được đóng góp một phần sức lực. Khi trẻ ít có thái độ khó chịu, bạn cũng sẽ bớt mệt mỏi và hào hứng hơn.
Nguồn VNE