5 bệnh có thể trầm trọng hơn với nắng nóng mùa hè
Mùa hè với tiết trời nắng nóng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu bạn mắc các bệnh tự miễn dịch. Những người bệnh này có thể cảm thấy mệt mỏi quá mức, đau cơ, khó chịu, viêm, phù nề... hơn do nắng nóng.
Những bệnh nguy hiểm trẻ thường gặp trong ngày nắng nóng, cha mẹ cần lưu ý
Sốc nhiệt do nắng nóng: Dấu hiệu và cách sơ cứu
Nắng nóng làm trầm trọng bệnh đa xơ cứng
1. Các bệnh có thể trầm trọng hơn do nắng nóng
Lupus: Đây là một bệnh tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các mô khỏe mạnh theo thời gian. Nắng nóng có thể gây ra các cơn bùng phát như sưng khớp, mệt mỏi, phát ban, loét miệng, rụng tóc bất thường... Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lupus như thuốc chống viêm không steroid và hydroxychloroquine, có thể gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Bệnh vẩy nến: Cũng là một bệnh tự miễn dịch gây ra sự tích tụ nhanh chóng của các tế bào da (các tế bào xếp chồng lên nhau trên bề mặt da). Vào mùa hè nắng nóng có thể khiến người mắc bệnh vảy nến gặp tổn thương da như cháy nắng, có các mảng nổi lên trên da, ngứa, đỏ, sưng, cứng và đau khớp.
Viêm khớp: Viêm khớp là một chứng rối loạn khớp gây đau do viêm một hoặc nhiều khớp. Mỗi loại viêm khớp đều có các vấn đề, nguyên nhân và tiên lượng khác nhau. Thời tiết nắng nóng cũng là nguyên nhân gây trầm trọng thêm các bệnh này.
Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp là một tuyến hình con bướm nhỏ ở phía trước cổ, sản xuất ra một loại hormone ảnh hưởng đến mọi tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể, giúp nó hoạt động bình thường. Tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa và trao đổi chất của tế bào, điều chỉnh mức năng lượng và tâm trạng. Những người bị cường giáp và suy giáp có thể bị ảnh hưởng khi nhiệt độ cao.
Đa xơ cứng (MS): Đây cũng được coi là một bệnh tự miễn dịch. Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch trong MS làm cho chất béo bao bọc và bảo vệ các sợi thần kinh trong não và tủy sống (myelin) bị phá hủy. Cái nóng gay gắt của mùa hè có thể làm trầm trọng thêm vấn đề và dẫn đến các biến chứng như cứng cơ, tê liệt, các vấn đề về bàng quang, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề sức khỏe tâm thần, trầm cảm, động kinh…
2. Cách phòng ngừa
- Nhiệt và mồ hôi cũng có thể gây bùng phát bệnh, vì vậy người bệnh nên cố gắng giữ mát cơ thể bằng điều hòa nhiệt độ hoặc quạt...
- Khi ra nắng, người bệnh nên thoa kem chống nắng phổ rộng; mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, mang kính râm…
- Chọn thời điểm mát mẻ hơn trong ngày (sáng sớm hoặc chiều tối) để hoạt động ngoài trời và tắm nước mát để hạ nhiệt độ cơ thể sau các hoạt động trong môi trường nóng cũng có thể ngăn ngừa bệnh bùng phát.
Theo Sức khỏe và Đời sống