Trong số gần 3.000 ca nhiễm HIV mới được TP.HCM ghi nhận, có 26% thuộc nhóm từ 22 tuổi trở xuống, trong độ tuổi sinh viên, học sinh.
Gần 3.000 ca nhiễm HIV mới ở TP.HCM
Sáng 27/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV từ xa. Trước đây, khách hàng sẽ đến trực tiếp phòng khám để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm.
Tại chương trình, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, TP có 2.758 ca nhiễm HIV được phát hiện, trong đó, 996 người có hộ khẩu TP. Nam giới chiếm 92% tổng số ca nhiễm; 73% thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.
Đáng chú ý, về độ tuổi, 26% ca nhiễm HIV từ 22 tuổi trở xuống (trong độ tuổi sinh viên, học sinh), 62% ca nhiễm nằm trong độ tuổi từ 23-40 tuổi.
Trên thực tế, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại TP.HCM được triển khai thí điểm đầu tiên vào tháng 3/2017, đến nay có 33 cơ sở y tế công và tư tham gia.
Theo bác sĩ Lương Quốc Bình, Phó khoa Phòng chống HIV/AIDS (HCDC), với việc thí điểm điều trị PrEP từ xa, khách hàng không cần trực tiếp đến phòng khám mà chỉ cần sử dụng thiết bị, công nghệ thông tin để bác sĩ tư vấn, thăm khám. Sau đó, thuốc sẽ gửi qua dịch vụ vận chuyển đến cho người dùng.
Việc khám, tư vấn, điều trị dự phòng từ xa đã phát huy hiệu quả trong dịch Covid-19, khi các dịch vụ y tế bị giới hạn. Tại TP.HCM, hiện có 11 cơ sở y tế công và tư tham gia thí điểm mô hình trên.
Trẻ hóa người nhiễm HIV
Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, Tổ chức Hợp tác vì sự phát triển y tế Việt Nam đã hỗ trợ 8 dự án truyền thông, tư vấn, hỗ trợ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại 3 tỉnh Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương. Bước đầu, ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Bác sĩ Đặng Thị Nhật Linh, cán bộ cấp cao của tổ chức HAIVN cho biết, lứa tuổi bị nhiễm HIV đang trẻ hóa dần, thậm chí có trường hợp chỉ mới 10 tuổi, 11 tuổi đã mắc bệnh. Vì vậy, tổ chức HAIVN đang hướng tới tuyên truyền cho các em học sinh trung học cơ sở bên cạnh việc tập trung trong học sinh sinh viên.
Tiến sĩ Đoàn Thị Thùy Linh, Phó phòng điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết thêm, chương trình hỗ trợ PrEP hiện không chỉ áp dụng cho người trên 16 tuổi mà còn với các bạn nhỏ từ 13 đến dưới 15 tuổi. Hiện có 75 trường hợp trong nhóm tuổi này đang sử dụng PrEP trên toàn quốc.
“Có thể trên thực tế, số lượng trẻ cần được hỗ trợ nhiều hơn, nhưng các em ở trong độ tuổi mới lớn vẫn còn e dè, lo sợ gia đình phát hiện nên chưa thể tiếp cận. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung hơn để tiếp cận, hỗ trợ kịp thời cho các em”, tiến sĩ Thùy Linh cho hay.
Kết quả chương trình 95-95-95 của TP.HCM
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đối với mục tiêu thứ nhất (95% tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình), TP đã đạt được 94%
Đối với mục tiêu thứ hai (95% tỷ lệ người nhiễmHIV biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV), TP đã đạt được 91%.
Đối với mục tiêu thứ ba (95% tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, TP đã đạt được 99%.
Theo lời kể của chị N.K.H và người nhà, khi đang được chồng chở bằng xe máy thì đột nhiên vạt áo chống nắng của chị bị cuốn vào bánh xe, kéo theo cánh tay, quá đột ngột nên chị không kịp phản ứng.
Dù bị suy tim nặng, mức độ 4 do hở van 3 lá 4/4, và tăng áp động mạch phổi, nhưng chị D. vẫn quyết định giữ lấy thai khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ đột tử.
Viết trên chuyên san The Conversation, GS Enzo Palombo, chuyên gia về vi sinh tại Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), đã lý giải về hội chứng cơm chiên và cách phòng ngừa nó.
Một người đàn ông được ghép tim heo biến đổi gien đã qua đời vào ngày 30-10, gần 6 tuần sau ca phẫu thuật kể trên, giới chức Trung tâm Y tế Trường ĐH Maryland (UMMC) thông báo.