Tỉnh cần xem xét tăng số lớp ở một số khu vực nhất định
Tặng sách cho các đơn vị bảo trợ, cơ sở giáo dục
Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024
Ngành Giáo dục chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19
>>> [Truyền hình trực tuyến ] Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XVII thảo luận và chất vấn tại hội trường >>> Dự kiến giám sát chuyên đề về nợ công của các cấp chính quyền >>> Gần 80% số cơ sở sản xuất làng nghề không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất >>> Số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng >>> Một số xã sau sáp nhập nợ xây dựng cơ bản lớn, chưa có phương án xử lý >>> Xây dựng nội lực cho Hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu phát triển mạnh mẽ >>> Chậm triển khai các khu, cụm công nghiệp mới khiến thu hút đầu tư còn hạn chế
Đồng chí Lương Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập nhưng ở một số khu vực cá biệt vẫn đang có áp lực lớn
"Thực trạng quy mô trường mầm non, phổ thông công lập năm học 2021-2022 tăng cả về số lớp, số học sinh so với năm học trước (tăng 299 lớp với 10.048 học sinh) dẫn đến quy mô, mạng lưới giáo dục quá tải so với cơ sở vật chất hiện có, nhiều nơi phải sử dụng phòng chức năng, phòng bộ môn làm phòng học, nhất là nhu cầu học văn hóa tại các trường THPT công lập của học sinh lớp 9 sau tốt nghiệp THCS tăng cao. Đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết xu hướng vấn đề này trong những năm học tới và giải pháp tham mưu cho UBND tỉnh để giải quyết, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh", đồng chí Nguyễn Thị Huyền đặt câu hỏi chất vấn. Trả lời vấn đề này, đồng chí Lương Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết toàn tỉnh hiện có 842 trường mầm non, phổ thông (462 trường tư thục, 380 trường công lập). Số lượng học sinh đang biến động theo chiều hướng tăng dần, dự kiến lên đến mức ổn định ở 36.000 học sinh. Tuy nhiên, tình trạng tăng không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các địa phương có nhiều khu công nghiệp và thành phố. Theo đồng chí Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập nhưng ở một số khu vực cá biệt vẫn đang có áp lực lớn. Về các giải pháp trong thời gian tới, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lương Văn Việt cho rằng cần có sự phân luồng tích cực sau tốt nghiệp THCS, THPT. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu UBND tỉnh tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nghiêm túc thực hiện các đề án đã được phê duyệt, trọng tâm là Đề án “Bổ sung phòng học thiếu tại cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025”. Các trường học cần tăng cường năng lực tiếp nhận học sinh, đặc biệt là các trường THPT công lập. Tỉnh cần xem xét tăng số lớp ở một số khu vực nhất định nhưng không tăng biên chế mà bố trí kinh phí để giải quyết tình trạng quá tải trong giai đoạn nhất định. Tăng cường xã hội hóa, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng mạng lưới các trường mầm non tư thục như ở các huyện Cẩm Giàng, Thanh Hà, Gia Lộc và TP Chí Linh... Các trường nghề cần chú trọng nâng cao chất lượng, thu hút tuyển sinh để góp phần giảm áp lực cho các trường THPT.
PHONG TUYẾT