Internet Việt Nam đi quốc tế còn chập chờn cục bộ vài tuần tới
Thêm hai lỗi mới, tuyến cáp APG 8 tháng chưa khôi phục
Kính viễn vọng James Webb chụp được ''diện mạo hoàn toàn mới'' của Sao Thổ
Kết nối Internet trên cáp biển APG chưa khôi phục hoàn toàn vì có lỗi mới
Trong khi đó các dịch vụ và trang web đặt máy chủ tại Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự cố này. Phần lớn dung lượng Internet quốc tế là phục vụ nhóm khách hàng Internet di động và cá nhân, hộ gia đình. Do đó, cảm nhận tốc độ chậm sẽ được nhận thấy rõ ở các thuê bao băng rộng di động và hộ gia đình.
Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, trong 5 năm tới, có lẽ Việt Nam cần thêm ít nhất 2 - 3 tuyến cáp quang biển nữa để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Còn nếu kỳ vọng biến Việt Nam thành một trạm trung chuyển của khu vực, thì còn cần nhiều hơn thế.
“Kịch bản gần như tất cả các kênh cáp biển đều sự cố là một việc rất hy hữu, chúng tôi cho rằng các nhà mạng cũng có tính đến nhưng ít chuẩn bị cho tình huống này. Các tuyến cáp đất liền rất có thể không thể nâng cấp nhanh chóng được do hạn chế về thiết bị. Với tình trạng sự cố các tuyến cáp quang biển ngày càng nhiều và càng dày, nhu cầu bổ sung các tuyến cáp mới càng trở nên cấp bách”, ông Vũ Thế Bình cho biết.
Theo Cục Viễn thông, hiện Việt Nam có 5 tuyến cáp quang biển, trong khi Thái Lan là 13, Malaysia hơn 30 tuyến cáp quang biển. Trong khi đó, Singapore là trung tâm kết nối của khu vực (hub). Các tuyến cáp quang biển của Việt Nam bị sự cố khiến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng 30 - 40% lưu lượng quốc tế và phải mở rộng ra các tuyến đất liền khác.
Để xây dựng hạ tầng số, giai đoạn tới phải có tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ để không chỉ có thể chủ động trong việc giải quyết nhu cầu của Việt Nam mà còn hướng tới thành khu vực, cung cấp lại băng thông cho quốc tế.
Theo Báo Tin tức