Kính viễn vọng James Webb chụp được ''diện mạo hoàn toàn mới'' của Sao Thổ
Kính viễn vọng James Webb phát hiện phân tử carbon quan trọng hình thành nên sự sống
Kính viễn vọng James Webb chụp lại hình ảnh sắc nét về hành tinh Uranus
Kính viễn vọng James Webb phát hiện 4 thiên hà lâu đời nhất từ trước đến nay
Trong bức ảnh chụp mới nhất này, Sao Thổ có màu tối, nhưng những vòng tròn quanh hành tinh khí khổng lồ này - còn được gọi là "vành đai Sao Thổ" - sáng rực rỡ. James Webb đã chụp bức ảnh ấn tượng đó bằng camera hồng ngoại cuối tuần trước. Ở bước sóng này, Sao Thổ tối hơn so với những hình ảnh thường thấy do ánh sáng Mặt Trời bị methane trong khí quyển hấp thụ. Tuy nhiên, vành đai của hành tinh này vẫn sáng. Vành đai của sao Thổ chủ yếu bao gồm băng, một tỉ lệ nhỏ bụi đá trong không gian do các mảnh vỡ của tiểu hành tinh và các vi thiên thạch va chạm nhau.
Ngoài ra, camera của James Webb cũng chụp ảnh 3 trong tổng số 82 mặt trăng quay quanh Sao Thổ.
Giới khoa học đánh giá cao bức ảnh của James Webb cho thấy hình ảnh chi tiết bầu khí quyển của Sao Thổ. Họ hy vọng sẽ phát hiện ra các cấu trúc vành đai mới, cũng như bất kỳ hành tinh mới nào có thể đang "ẩn nấp" ở đó.
Ông Matthew Tiscareno - một chuyên gia cấp cao tại Viện SETI - cho biết: “Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu sâu để xem những bí mật gì đang chờ được khám phá”.
NASA cùng Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã đưa kính viễn vọng James Webb "kế nhiệm" kính viễn vọng không gian Hubble vào không gian từ cuối năm 2021. Giới khoa học hy vọng có thể thông qua thiết bị trị giá 10 tỉ USD này nhìn thấy "bình minh của vũ trụ" - thời điểm các ngôi sao và thiên hà hình thành lần đầu tiên cách đây 13,7 tỉ năm. Hiện James Webb đang ở cách Trái Đất 1,6 triệu km.
Theo TTXVN