10 năm sau Flappy Bird, Việt Nam trở thành cường quốc game
Cách đây 10 năm, trò chơi trên điện thoại di động Flappy Bird - một sản phẩm "Made in Việt Nam" đã gây bão toàn cầu.
ASEAN vinh danh trường học và nhà sinh thái trẻ của Việt Nam
Mã độc đánh cắp tài khoản Facebook gia tăng mạnh tại Việt Nam
Giáo dục Việt Nam tăng 5 bậc, đứng thứ 59 thế giới
Văn phòng làm việc của Topebox tại TP Hồ Chí Minh
Từ đó đến nay, Việt Nam đã đứng trong nhóm 5 quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất trò chơi điện tử.
Theo Bloomberg, Việt Nam coi trò chơi trên điện thoại di động là một sản phẩm xuất khẩu và phần quan trọng trong lĩnh vực công nghệ. Ngành trò chơi trên điện thoại di động mang tiềm năng kinh tế lớn. Giá trị thị trường này trên toàn cầu ước tính vượt 300 tỷ USD vào năm tới và có tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 7%.
Theo trang data.ai, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất trò chơi di động dựa trên lượt tải xuống trong nửa đầu năm 2023. Sự trỗi dậy của ngành trò chơi điện tử tại Việt Nam không phải là điều quá ngạc nhiên đối với những người trực tiếp theo dõi nền kinh tế này. Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất ở châu Á và khoảng một nửa dân số thuộc nhóm dưới 30 tuổi.
Ngành trò chơi điện tử tại Việt Nam có đội ngũ ngày càng đông các nhà phát triển trò chơi và công ty khởi nghiệp như Amanotes - công ty nổi tiếng với các trò chơi âm nhạc trên di động như Magic Tiles 3 và Tiles Hop có 100 triệu người sử dụng hàng tháng - và OneSoft - nhà phát hành trò bắn máy bay Falcon Squad.
Sự lớn mạnh của những doanh nghiệp này cũng phản ánh thành công của Việt Nam trong việc củng cố hệ thống giáo dục. Học sinh Việt Nam thường xuyên vượt trội so với học sinh ở Mỹ và các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khác về điểm thi PISA, đồng thời cũng khá đam mê kỹ thuật, công nghệ. Các khóa học lập trình cho trẻ em ngày càng phổ biến, trong khi nhiều trường đại học đưa nội dung phát triển trò chơi vào chương trình giảng dạy.
Khoi Nguyen, nhà sáng lập Good Story Time, một công ty khởi nghiệp tạo ra các công cụ để phát triển trò chơi điện tử, chia sẻ: “Có tinh thần dám nghĩ dám làm ở 'Thung lũng Silicon' tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các tài năng kỹ thuật khá xuất sắc”.
Giao diện trò chơi Flappy Bird
Việt Nam lần đầu tiên thu hút sự chú ý của các game thủ toàn cầu vào năm 2013 sau khi nhà phát triển Nguyễn Hà Đông tạo ra trò chơi đơn giản nhưng gây nghiện có tên Flappy Bird và trở thành hiện tượng toàn cầu. Tính đến tháng 1.2014, Flappy Bird ghi nhận 50 triệu lượt tải về. Flappy Bird đã gây choáng cho các nhà phát triển Việt Nam và họ nhận ra những game di động đơn giản như vậy có thể mang lại thành công lớn như thế nào.
Ông Thái Thanh Liêm, CEO của Topebox, một phần của thế hệ doanh nhân trò chơi điện thoại thành công mới, nhớ lại sự phấn khích của những ngày đầu cách đây một thập kỷ. Anh và nhóm bạn, những người sau này đồng sáng lập công ty, đã làm việc không mệt mỏi để tạo ra các ứng dụng trò chơi miễn phí sau đó được tải xuống tại nhiều nơi từ Singapore đến Mỹ.
“Chúng tôi sẽ ăn, ngủ và làm việc cùng nhau trên tầng thượng”, anh nói. Trò chơi đầu tiên của họ, trong vòng một năm đã đạt được nửa triệu lượt tải xuống và 1 triệu USD doanh thu toàn cầu. Thành công lớn hơn còn diễn ra sau đó. Công ty mẹ ByteDance của TikTok đã phát hành trò chơi Sky Dancer của họ tại Trung Quốc và thu được 50 triệu lượt tải.
Các công ty game mọc lên khắp Việt Nam, cạnh tranh để tạo ra bom tấn toàn cầu tiếp theo. Magic Tiles 3 của Amanotes được xếp hạng trong nhóm 20 trò chơi di động hàng đầu vào năm 2022 tính theo lượt tải. Amanotes cho biết trò chơi đã được tải xuống hơn một tỷ lượt kể từ khi phát hành năm 2017.
Theo data.ai, vào năm 2022, OneSoft trở thành là nhà xuất bản trò chơi di động lớn thứ tư thế giới tính trên số lượt tải xuống từ App Store và Google Play. Bên cạnh đó, một đại diện khác của Việt Nam là Zego Studio xếp thứ 9 trong số các nhà phát hành ứng dụng và trò chơi trên toàn thế giới về số lượt tải xuống trong quý IV năm ngoái.
Các nhà phát triển Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng trên thị trường trò chơi toàn cầu khi nhiều chính phủ trên thế giới áp dụng các quy định thu thập dữ liệu chặt chẽ hơn. Điều này buộc các công ty trò chơi phải dành nguồn lực để tương tác trực tiếp với người chơi và khuyến khích họ cung cấp thông tin tình nguyện để nhà phát triển có thể tùy chỉnh trò chơi. Ông Kelly Wong tại công ty internet và công nghệ hàng đầu Việt Nam VNG nhận định điều này làm tăng thêm chi phí cho các công ty lớn và đặc biệt khó khăn đối với các công ty khởi nghiệp nhỏ.
Mặc dù những công ty khác có thể sẽ thử điều chỉnh sang sản phẩm cho máy trò chơi điện tử. Tuy nhiên, ông Wong cho biết việc phát triển trò chơi cho các hệ máy như PlayStation và Xbox sẽ cần vài năm và hơn 100 triệu USD đầu tư.
Nhưng ông Binh Tran, đồng sáng lập Ascend Vietnam Ventures lại cho rằng các nhà phát triển Việt Nam đang tích lũy kinh nghiệm và chi phí sản xuất trò chơi điện tử kinh phí lớn có thể sẽ giảm nhờ công nghệ mới, giúp tạo ra các trò chơi phức tạp hơn.
Một diễn biến đáng chú ý là vào tháng 7 vừa qua Thường trực Chính phủ vừa chỉ đạo chưa đưa trò chơi điện tử trên mạng (game online) vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Động thái này của Chính phủ đã giải tỏa lo lắng cho các doanh nghiệp game Việt Nam.
Theo Báo Tin tức