Mặc hở hang tới cửa chùa, cô gái bị chỉ trích
Tại sao buffet làm bạn cảm thấy no khi mới bắt đầu ăn được một chút? Nhân viên tiết lộ: ngay từ khi vào cửa đã bắt đầu 'bẫy' bạn
Tạm thời cho hai diễn viên Nhà hát đương đại Việt Nam nghỉ việc sau vụ đánh ghen trước khách sạn
Bệnh viện lên tiếng vụ mẹ định đặt thi thể con vào thùng mì tôm đưa về quê
Gần đây, đoạn clip quay lại cảnh cô gái diện áo hở vai, quần ngắn đến trước cửa chùa. Thấy cô gái ăn mặc không phù hợp với nơi tôn nghiêm, một phật tử đã đứng ra ngăn lại.
Thế nhưng, cô gái này nhất định phải vào chùa và cho rằng: “Tự do tín ngưỡng, cái tâm là chính, hình thức không quan trọng”.
Trước hành vi chưa chuẩn mực của cô gái, những người có mặt tại đó và cộng đồng mạng vô cùng bức xúc.
Tiến sỹ Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, trường ĐH Khoa học và Xã hội Nhân văn TP.HCM, nhận định: “Đối với xã hội, chùa và các nơi thờ tự tôn giáo là một thiết chế văn hóa của cộng đồng.
Đối với tín đồ của những tôn giáo, tín ngưỡng này, các địa điểm thờ tự tôn giáo rất thiêng liêng.
Thế nên, khi đến các cơ sở chùa chiền, nơi thờ tự tôn giáo, chúng ta phải ăn mặc lịch sự, gọn gàng, kín đáo.
Điều đó vừa biểu lộ sự tôn trọng nơi trang nghiêm vừa thể hiện văn hóa tôn trọng tôn giáo, tín ngưỡng.
Trường hợp ăn mặc phản cảm khi đến chùa, các nơi thờ tự tôn giáo là hành vi vô văn hóa, không phù hợp hoàn cảnh”.
Theo TS Hoàng Lộc, trước các hành vi ăn mặc phản cảm, những tín đồ tôn giáo phản ứng là hoàn toàn đúng. Một số chùa, khu du lịch, khu di tích tâm linh nổi tiếng… đều có bảng quy định về trang phục cho khách tham quan.
Nếu như khách tham quan mặc trang phục không phù hợp thì một số nơi còn chuẩn bị khăn quấn cho lịch sự.
“Các cơ sở tôn giáo phải có người hướng dẫn, tuyên truyền, treo bảng nội quy ở nơi dễ nhìn để nhắc nhở người ăn mặc phản cảm”, TS Dương Hoàng Lộc nhấn mạnh.
Ngoài ra, hành vi mặc trang phục không lịch sự, phản cảm khi đến các địa điểm thờ tự tôn giáo có thể bị xử phạt hành chính.
Điều 14, Nghị định 38/2021/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo có quy định rõ:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.