Không khó để có giấc ngủ ngon
Mất ngủ gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe
Có 2 việc rất phổ biến trước khi đi ngủ được chị em hay làm. Đáng nói, chúng là thủ phạm khiến bạn già nhanh, thần sắc nhợt nhạt thấy rõ. Nếu bạn luôn mong muốn trẻ lâu, chắc chắn nên thay đổi ngay.
1. Dùng điện thoại trước khi ngủ
Theo Cleveland clinic , dùng điện thoại nhiều lần ngay sát thời điểm đi ngủ gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe, không chỉ là chuyện già nhanh.
Cụ thể, chúng khiến bạn mất tập trung, kém tỉnh táo, kích thích não bộ và khó đi vào giấc ngủ ban đêm.
Tuy nhiên, không chỉ là dùng điện thoại trực tiếp mà ngay cả việc nghe nhạc, xem một thứ gì đó như tin nhắn, lướt facebook... cũng thực sự ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Việc ảnh hưởng giấc ngủ tất nhiên sẽ khiến bạn luôn mệt mỏi, cơ thể lão hóa nhanh.
Đáng nói, ánh sáng xanh từ điện thoại cũng như các thiết bị điện tử khác còn trực tiếp khiến làn da bạn trở nên nhăn nheo, xấu xí. Đây chính là dấu hiệu tố cáo bạn già nhanh, collagen sụt giảm thấy rõ.
Các chuyên gia da liễu nhận định, ánh sáng xanh nguy hại không kém tia UVA, có thể xâm nhập sâu vào bên trong da, gây tổn thương. Nó cũng kích hoạt sản xuất melanin, phá hủy quá trình sản xuất collagen và elastin.
Nếu chị em thường xuyên có thói quen này trước khi đi ngủ thì dù có đắp bao nhiêu lớp kem dưỡng, uống bao nhiêu sản phẩm bổ sung collagen... cũng khó có làn da trẻ mãi theo thời gian.
2. Ăn trước khi ngủ
Ăn đêm là thói quen của nhiều người, chị em phụ nữ cũng không ngoại trừ. Ăn đêm có thể do công việc quá bận rộn hoặc đây là bữa phụ của bạn trước khi lên giường.
Thói quen ăn trước khi ngủ thực sự không tốt cho sức khỏe. Ăn trước khi ngủ vốn đi ngược lại nhịp sinh học của cơ thể. Đặc biệt, hành động này còn khiến bạn già cực nhanh. Bởi lẽ, khi ăn đêm, chúng ta có xu hướng lựa chọn những thực phẩm kém lành mạnh như đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn.
Ăn những món này trước khi ngủ có thể khiến bạn trằn trọc. Nhất là ăn món nặng bụng hoặc có vị cay sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược axit và chứng ợ nóng.
Ăn trước khi ngủ cũng làm sự trao đổi chất chậm lại. Chị em đang muốn giảm cân sẽ càng thấy việc này khó khăn hơn. Bạn không chỉ có làn da khô sạm mà còn nhăn nheo, chảy xệ do những món ăn kém lành mạnh này.
Những cách giải quyết chứng mất ngủ
1. Hít thở sâu theo hướng dẫn của yoga cổ điển:
- Ngồi thẳng lưng. Hai chân khoanh lại, đồng thời đặt hai bàn tay lên đùi. Lưu ý giữ cổ và lưng thẳng hàng.
- Thả lỏng cơ bụng, tập trung hít một hơi thật mạnh và sâu bằng mũi đến khi bụng phình ra.
- Sau đó từ từ thở ra thật mạnh khi bụng đã xẹp xuống.
- Cố gắng duy trì hơi thở này 10 lần.
Bạn cũng có thể duy trì bài tập thở mũi để nhanh chóng có được giấc ngủ ngon, sâu giấc:
- Ngồi thẳng lưng, khoanh chân.
- Tay trái đặt thả lỏng bên cạnh. Đưa tay phải lên dùng ngón cái bịt mũi. Thả lỏng tay trái trên đùi hoặc trong lòng bạn rồi đưa tay phải lên mặt.
- Cụp ngón tay trỏ và ngón giữa lại sau đó dùng ngón tay cái bịt lỗ mũi bên phải lại, hít vào từ từ bằng lỗ mũi trái.
- Khi đã hoàn thành việc hít vào, bạn dùng ngón tay áp út bịt lỗ mũi trái lại và mở lỗ mũi bên phải ra sau đó từ từ thở ra bằng lỗ mũi này.
- Thực hiện 10 lần.
Các bạn có thể thử các bài tập thở sau đây:
1. Kỹ thuật thở con ong
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cao đẳng Y tế Nepal, kỹ thuật thở con ong (Bhramari Pranayama) giúp giảm nhịp thở và nhịp tim, giúp bạn cảm thấy bình tĩnh, thư giãn và chuẩn bị cho cơ thể đi vào giấc ngủ.
Kỹ thuật thở con ong (Bhramari Pranayama)
Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên sàn, dùng lòng bàn tay bịt hai tai và nhắm mắt lại.
Bước 2: Tiếp theo, hãy hít vào thật sâu bằng cả hai mũi.
Bước 3: Bây giờ đặt một trong các ngón tay trỏ lên trên mỗi lông mày và các ngón tay còn lại trên mắt. Sau đó, ấn nhẹ hai bên cánh mũi và tập trung vào vùng chân mày. Ngậm miệng và từ từ thở ra bằng mũi, tạo ra âm thanh "Om".
Bước 4: Tiếp tục hít vào và lặp lại kỹ thuật này 5-10 lần.
2.Thở bằng cơ hoành
Thở bằng cơ hoành không chỉ giúp bạn thư giãn và giúp dễ ngủ mà còn tăng cường sức mạnh cho cơ hoành.
-Bắt đầu bằng cách ngồi lên ghế hoặc nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối.
- Một tay đặt trên ngực, trong khi tay kia đặt trên bụng.
-Hít thở sâu bằng mũi và cảm nhận lồng ngực và bụng lên xuống theo từng nhịp thở.
-Sau đó khoảng 5 phút, thở chậm bằng đôi môi hơi mím lại.
Thở cơ hoành
3. Kỹ thuật thở 4-7-8
Phương pháp thở theo nhịp 4-7-8 được phát triển từ kỹ thuật của yoga cổ xưa, có tác dụng giúp bổ sung oxy và giúp cơ thể cũng như tâm trí thư giãn, giảm căng thẳng.
Để bắt đầu tập phương pháp này, bạn cần giữ lưng thẳng (nằm hay ngồi đều được), đầu lưỡi chạm phần trên khoang miệng và giữ yên suốt quá trình thực hiện.
Bước 1: Thở ra bằng miệng, mạnh và nhanh.
Bước 2: Khép miệng, hít nhẹ nhàng vào và đếm nhẩm từ 1 đến 4.
Bước 3: Giữ hơi thở lại và đếm từ 1 đến 7.
Bước 4: Thở mạnh ra hoàn toàn từ miệng và nhẩm từ 1 đến 8.
Từ Bước 1 đến Bước 4 là 1 lần thở. Lặp lại quy trình 4-8 lần.
4. Thở Buteyko (thở chậm, sâu)
Thở Buteyko giúp bạn bình tĩnh và đưa nhịp thở trở lại bình thường.
-Sau khi thở ra thư giãn, giữ hơi thở của bạn.
-Dùng ngón trỏ và ngón cái để bịt mũi.
-Giữ hơi thở của bạn cho đến khi bạn cảm thấy muốn thở, có thể bao gồm chuyển động không tự chủ của cơ hoành và sau đó hít vào.
-Hít thở bình thường trong ít nhất 10 giây.
-Lặp lại vài lần.
Cuối cùng, có một phương pháp khá hiệu nghiệm là ngâm chân trước khi ngủ
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nếu tác động đúng cách sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon, chị em ngày càng nhuận sắc, đẹp da.
Để ngâm chân trước khi ngủ, bạn chỉ cần ngâm chân vào nước muối ấm, cho thêm chút gừng. Hoặc bạn cũng có thể ngâm chân với những nguyên liệu khác tùy ý. Chú ý ngâm kết hợp massage chân để nâng cao hiệu quả.
Theo Người lao động