Bí quyết chi tiêu, tự bày mâm cỗ Tết Trung thu tiết kiệm cả triệu đồng
Ám ảnh bữa tiệc Tết Trung thu: Bé gái 6 tuổi tử vong, hàng chục người ngộ độc
Người phụ nữ 70 tuổi bị lừa mất trắng tiền tiết kiệm cả đời
Cô gái tiết kiệm theo cách độc lạ: Bỏ tiền vào lọ khi bị gọi nhầm tên
Sống ở thành phố, bà nội trợ cũng là nghệ nhân làm bánh thạch 3D nổi tiếng ở Hà Nội Nguyễn Thị Thuần cho hay, trước đây, do bận rộn làm bánh Trung thu phục vụ khách, chị phải chi tầm 2 triệu đồng để đặt một mâm cỗ cúng. Có năm, chị với 2-3 gia đình là hàng xóm bỏ ra 4 triệu đồng để đặt một mâm cỗ Trung thu tươm tất.
“Khi đặt cỗ Trung thu bên ngoài thường có 2 lựa chọn: một là khách có thể chọn mẫu theo ảnh và mức giá cứng; hai là khách tự chọn loại hoa quả, hình dáng cắt tỉa rồi tính ra tiền. Chi phí cho nguyên liệu không lớn, mà đắt ở khâu chọn hoa quả nào và sáng tạo khi cắt tỉa ra sao”, chị Thuần nói.
Gần đây, khi nhận được những mâm lễ hoa quả không tươi và như ý muốn nên chị Thuần cố gắng lên kế hoạch mua sắm sớm, học tỉa hoa quả để có thể tự tay đi chợ, lựa chọn những trái cây tươi ngon nhất bày biện mâm cỗ Trung thu.
“Từ khi tự bày biện mâm cỗ, Trung thu năm nào mình cũng tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể và lựa chọn được những hoa quả tươi ngon đúng ý trong khi số tiền bỏ ra chỉ 1,2-1,5 triệu đồng, thoải mái cho 20-25 người ăn”, bà nội trợ đảm đang này cho biết.
Trung thu năm nay, với chi phí 1,5 triệu đồng, chị Thuần đã bày biện được một mâm cỗ đủ đầy bánh kẹo hoa trái, dù giá cả thực phẩm đều đắt, tăng khoảng 10%. Cụ thể, mâm cỗ có những loại sau:
Mẹt bánh nướng hình con thú: 300.000 đồng
Mẹt bánh rau câu ngũ sắc nhân caramen: 200.000 đồng
Mẹt đàn cá rau câu: 120.000 đồng
Mẹt trầu cau: 100.000 đồng
3 quả vẽ thư pháp: 200.000 đồng
Mâm ngũ quả: 550.000 đồng
Đèn ông sao và chữ: 50.000 đồng
Bộ 4 mẹt vẽ thư pháp: 200.000 đồng
Tất cả những món đồ trên mâm cỗ Trung thu này đều do chị Thuần tự lên ý tưởng, tự mua về và hì hụi cùng 2 học trò của mình cắt tỉa, sắp xếp bày biện. Mâm cỗ Trung thu hoành tráng, đủ sắc màu khiến ai cũng khen ngợi.
5 bí quyết chi tiêu Tết Trung thu tiết kiệm
Theo chị Thuần, muốn chi tiêu tiết kiệm mùa Trung thu, bà nội trợ cần áp dụng những bí quyết cụ thể sau:
Lên kế hoạch mua sắm cụ thể
Nhiều người thường bỏ qua khâu đơn giản này nhưng đây lại là việc hết sức cần thiết. Bởi tuy chỉ diễn ra trong một ngày nhưng mâm cỗ Trung thu có rất nhiều thứ cần phải chi.
Do đó, bà nội trợ phải lập danh sách các thứ cần mua, số tiền cụ thể, nên đi mua sắm thời điểm nào..., từ đó giúp tiết kiệm được khi mua sắm. Đặc biệt, khi đi chợ, chỉ đem theo lượng tiền vừa đủ để mua đủ những thứ cần thiết trong kế hoạch.
Có thể tận dụng đồ cũ
Mỗi năm Trung thu lại đến nên không cần phải mua mới hết các đồ thay thế. Ngược lại có thể tận dụng, sử dụng lại những vật dụng còn có thể sử dụng được như hoa giả, câu đối, đèn ông sao... để trang trí trong dịp này cũng giúp tiết kiệm được một khoản phí.
Mua từ sớm, trước ngày rằm 1-2 hôm
Nhà chị Thuần thường mua sắm và tổ chức Trung thu vào trước ngày chính rằm 1-2 hôm, do càng chính rằm giá cả càng đắt đỏ. Bản thân chị còm làm bánh Trung thu thạch rau câu để bán nên rất bận rộn. Do đó, chị thường tổ chức trung thu từ ngày 13-14.8 âm lịch.
“Mua hoa quả hay bánh trái, đồ bày biện trước Tết Trung thu cũng đầy đủ hàng hóa, không kém chính rằm. Chỉ cần chú ý xem hạn sử dụng, chất lượng sản phẩm là được”, chị Thuần nói.
Mua bán ở chợ đầu mối
Thay vì mua lẻ tại chợ cóc gần nhà với giá cao, chị Thuần thường đi chợ đầu mối. Giá hoa quả, rau xanh, thịt ở đây rẻ hơn nhiều so với những khu chợ khác. Hơn nữa, thực phẩm ở chợ đầu mối được nhập mới nên luôn tươi ngon và bảo đảm chất lượng.
Tự làm bánh, cắt tỉa hoa quả và bày biện mâm cỗ
Tự cắt tỉa hoa quả, tự làm bánh thạch và bày biện mâm cỗ Trung thu tuy tốn thời gian nhưng chị Thuần cho hay đây là cách tiết kiệm chi tiêu rất hiệu quả vì bản thân có thể cân đo đong đếm vừa đủ lượng thực phẩm sử dụng, không lo thừa hay thiếu. Hơn nữa, tự làm bánh Trung thu còn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Vietnamnet