100 đôi uyên ương tại TP Hồ Chí Minh với áo dài, khăn đóng cùng nắm tay nhau trong lễ cưới tập thể diễn ra vào đúng ngày Quốc khánh 2.9.
Người dân vui chơi tại phố đi bộ ngắm nhìn, chúc phúc các cặp đôi nên duyên trong ngày đặc biệt của cuộc đời, của đất nước.
“Lần đầu tiên tôi thấy một đám cưới tập thể tổ chức vào ngày Tết Độc lập như vậy. Thật sự rất ý nghĩa và độc đáo. Nhìn cô dâu chú rể hạnh phúc trong tà áo dài truyền thống, tôi cũng thấy vui mừng theo”, bà Nguyễn Thị Nghĩa (50 tuổi, ngụ quận 3) bày tỏ.
Cô dâu Phạm Thị Tuyết Thuyên (28 tuổi) vui tươi sánh đôi bên chú rể Nguyễn Trần Duy Quang (28 tuổi). Cả hai nên duyên và cùng tham gia hỗ trợ công tác chống dịch COVID-19.
Ông Thổ Hoài Phong (PGĐ Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn mang đến một lễ cưới ý nghĩa, nhân văn và tiết kiệm cho người lao động khó khăn. Ngoài ra năm nay chúng tôi xác lập kỷ lục Việt Nam với cổng cưới bằng trái cây lớn nhất Việt Nam, chiều cao 6m, chiều ngang 14m.”
Sau 12 lần tổ chức, đã có 922 cặp đôi được se duyên thành vợ thành chồng.
Trước đó, khoảng 15h ngày 26/11, ông K. cùng nhóm người đang ngồi chung bàn tại một quán nước ở khu phố 1, phường Thới An, quận 12 nói chuyện.
Lúc này, ông K. xảy ra mâu thuẫn với người đàn ông tên Kiệt. Sau đó, ông K. bị Kiệt dùng tuýp sắt lao vào đánh nhiều cái lên đầu, tay, lưng.
Được người dân can ngăn, ông K. lên xe máy bỏ đi thì tiếp tục bị Kiệt đuổi theo đánh.
Kiệt cầm tuýt sắt lao vào đánh ông K. (Ảnh: Cắt từ clip)
Kiệt cầm tuýt sắt lao vào đánh ông K. (Ảnh: Cắt từ clip)
Không những vậy, Kiệt còn gọi thêm hai nam thanh niên khác lái xe máy đến hành hung ông K.
Sau vụ việc, nạn nhân bị thương phải đưa vào Bệnh viện quận 12 cấp cứu. Các bác sĩ xác định ông K. bị trật khớp vai, tay trái sưng phù nề và nứt xương…
Nhận tin báo, Công an phường Thới An, quận 12 đã xuống hiện trường trích xuất camera và mời những người liên quan lên lấy lời khai, điều tra làm rõ.
Clip khiến người xem hết sức bất bình bởi cách hành xử mang tính côn đồ, coi thường pháp luật của thanh niên này.
Cụ Nguyễn Thị Cơ, 122 tuổi - người vừa được ghi nhận là cao tuổi nhất tỉnh Hải Dương vẫn có thể tự tay xúc cơm ăn hàng ngày, minh mẫn và có sức khỏe tốt.
Không chỉ nỗ lực phân luồng, đảm bảo giao thông, lực lượng Công an Thừa Thiên Huế không quản ngại dầm mình trong nước lũ hỗ trợ người dân di chuyển đến nơi an toàn.