Tái hiện cuộc đời vinh quang và cay đắng của Cả Tam trên sân khấu chèo
Tối 14.7, Nhà hát Chèo Hải Dương tổng duyệt vở “Duyên nợ cùng chèo” của tác giả Trần Đình Ngôn.
>>> Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thị Lan (Cả Tam)
Một cảnh trong vở "Duyên nợ cùng chèo" Vở “Duyên nợ cùng chèo” được dàn dựng trong hơn 2 tháng với sự tham gia của khoảng 40 diễn viên, nhạc công Nhà hát Chèo Hải Dương nhằm tôn vinh Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thị Lan với nghệ danh Cả Tam. Bà Cả Tam sinh năm 1988, mất năm 1971, là 1 trong 5 nghệ sĩ chèo Việt Nam được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1984 (đợt 1). Vở chèo có thời lượng 120 phút, tái hiện lại số phận éo le, ngang trái của Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thị Lan. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Kinh Nguyên, xã Thạch Lỗi (Cẩm Giàng). Vở chèo cũng tái hiện một trong những vai diễn bà Cả Tam thành công nhất là vai người mẹ trong vở chèo cổ Trinh Nguyên với lối diễn giản dị và sắc sảo, thể hiện tài năng của bà trong nghệ thuật hát chèo. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng nghệ thuật Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham dự buổi báo cáo tổng duyệt Từ đầu đến cuối vở chèo, khán giả thấy một bà Cả Tam say mê, đau đáu với nghề, thà lấy anh kép hát nghèo còn hơn lấy tên trọc phú không biết gì về chèo mà chỉ say đắm nhan sắc của đào hát. Vì lựa chọn của mình, bà trải qua những ngày tháng long đong, vất vả nhưng được sống và cống hiến hết mình với chèo. Sau này, bà tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nhiều làn điệu chèo cổ, hiện đại hóa bộ môn này cũng như đào tạo nhiều thế hệ diễn viên chèo. “Duyên nợ cùng chèo” là một vở chèo khó, ít tính kịch, đòi hỏi nghệ sĩ tham gia phải cố gắng về kỹ thuật biểu diễn để người xem thấy được tài năng của bà Cả Tam. Đây là 1 trong 2 vở mà Nhà hát Chèo Hải Dương dàn dựng và dự thi Liên hoan chèo toàn quốc năm nay. VIỆT QUỲNH