Thiếu trầm trọng khuôn viên, lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất?
Đại diện nhiều địa phương thẳng thắn: Giáo viên thiếu, chương trình chán, khuôn viên thiếu, ngân sách vắng...thì lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất tốt.
Cử tri tỉnh Tuyên Quang nêu vấn đề hiện nay, bàn ghế đã cấp cho một số khối lớp có kích thước nhỏ hơn thể trạng học sinh theo nhóm tuổi và nhóm lớp.
Theo đó, cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLTBGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, THCS, THPT, theo hướng tăng kích thước của bàn, ghế cho phù hợp với thể trạng của học sinh các cấp.
Về vấn đề này, Bộ GD-ĐT cho hay liên Bộ ban hành Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, THCS, THPT.
Theo đó, Thông tư liên tịch số 26 quy định bàn ghế học sinh được chia thành 6 cỡ số cho học sinh có chiều cao từ 100 cm đến 175 cm; mỗi cỡ số được quy định cụ thể kích thước cơ bản của bàn ghế, cách bố trí bàn ghế trong phòng học, bảo đảm phù hợp với đa số học sinh có chỉ số nhân trắc bình thường.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, hiện nay ở một số địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, trẻ em được nuôi dưỡng tốt, cá biệt đã có một số ít học sinh ở cấp THPT có chiều cao trên 175 cm, dẫn đến bàn ghế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 26 chưa phù hợp với thể trạng của số ít học sinh này.
Do đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Tuyên Quang tổ chức khảo sát, đánh giá thực tế thể trạng học sinh để lựa chọn mua sắm cỡ số bàn ghế cho phù hợp với chiều cao học sinh của địa phương.
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cũng sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế nghiên cứu về nhân trắc học sinh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành điều chỉnh, sửa đổi Thông tư liên tịch số 26 cho phù hợp với thực tế thể trạng học sinh.
Ngoài vấn đề thể chất, Cử tri TP. Hà Nội đề nghị bổ sung các nội dung về giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức trong môn Giáo dục công dân, Lịch sử trong các kỳ thi của học sinh các cấp.
Về vấn đề này, Bộ GD-ĐT, ở bậc tiểu học và THCS của Việt Nam không có kỳ thi cuối cấp. Song, các giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức, lịch sử được dạy lồng ghép trong nội dung các môn học như môn Tiếng Việt, Đạo đức, Lịch sử, Địa lí, Hoạt động trải nghiệm,...
Theo quy định về đánh giá, xếp loại học sinh, kết quả học tập của các môn học được thực hiện thông qua đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
Ở bậc THPT, đề nghị của cử tri đã được thực hiện khá đầy đủ qua kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015 đến năm 2019 và kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm 2020, 2021, 2022.
Theo đó, đề thi của các kỳ thi được xây dựng bảo đảm đúng yêu cầu đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông, bám sát chuẩn kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông và có nội dung gắn với thực tiễn đời sống, bao gồm nội dung về giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức trong môn Giáo dục công dân và
Lịch sử ở phần lớn các câu hỏi mức độ cơ bản và ở lượng hợp lý các câu hỏi mức độ vận dụng và vận dụng cao để phân hóa kết quả thi của thí sinh.
Phương hướng ra đề thi đã nêu tiếp tục được Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện nghiêm túc với yêu cầu cao về chất lượng trong các năm tiếp theo.
Đại diện nhiều địa phương thẳng thắn: Giáo viên thiếu, chương trình chán, khuôn viên thiếu, ngân sách vắng...thì lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất tốt.