Phát hiện 'kho báu' 1.800 năm ở Nam Cực: Rùng mình nguồn gốc!

Các nhà khoa học đã tìm thấy bảy mảnh thủy tinh đặc biệt từ độ sâu 279 mét dưới lòng lục địa băng giá Nam Cực, đây là một phát hiện quan trọng.
Các mảnh thủy tinh được tìm thấy ở Nam Cực này được tạo nên từ một sự kiện thảm khốc năm 232 SCN và có nguồn gốc từ vụ phun trào núi lửa Taupō ở New Zealand.

Các mảnh thủy tinh được tìm thấy ở Nam Cực này được tạo nên từ một sự kiện thảm khốc năm 232 SCN và có nguồn gốc từ vụ phun trào núi lửa Taupō ở New Zealand.

Vụ phun trào Taupō là một trong những "thảm họa lửa" kinh hoàng nhất trên Trái Đất trong 5.000 năm qua.

Bảy mảnh thủy tinh tìm thấy tại Nam Cực cung cấp thông tin quý giá về thời gian xảy ra sự kiện, cũng như chứng minh độ kinh hoàng của vụ phun trào này.

Thủy tinh này không do con người sản xuất, mà là "thủy tinh núi lửa" được tạo ra bởi núi lửa Taupō mạnh đến nỗi đã bắn thủy tinh tới Nam Cực thông qua nhiệt độ và áp suất cực độ.

Sáu trong số bảy mảnh thủy tinh là từ vụ phun trào Taupō, trong khi mảnh thứ bảy đại diện cho hai cú bùng nổ khác nhau.

Mảnh thủy tinh này được tạo ra bởi núi lửa Ōruanui, phun trào cách đây 25.500 năm.

Tuy nhiên, cách đây 1.800 năm, vụ phun trào Taupō mạnh đến mức hất tung thủy tinh từ vụ phun trào Ōruanui và đẩy nó tới Nam Cực.

Các mảnh thủy tinh này cũng được tìm thấy ở nhiều nơi khác trên thế giới, thể hiện sức mạnh và phạm vi của vụ phun trào Taupō, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và tàn phá khu vực rộng 20.000 km².