Trung Quốc phát hiện khoáng chất mới trên Mặt Trăng
Tàu đổ bộ Ấn Độ chia sẻ hình ảnh đầu tiên về Mặt Trăng
Nga tiết lộ nguyên nhân tàu đổ bộ Mặt trăng gặp nạn
Tàu vũ trụ Luna-25 của Nga đâm xuống bề mặt Mặt Trăng
Khoáng chất Changesite (Y). Ảnh: China Daily
Ngày 9.9, giới chức Trung Quốc thông báo đã trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới phát hiện khoáng chất mới trên Mặt Trăng, sau Mỹ và Nga. Theo đó, Viện Nghiên cứu địa chất Urani Bắc Kinh đã tìm ra chất Changesite (Y) trong các mẫu vật do tàu thăm dò Chang’e 5 thu thập trên Mặt Trăng và gửi về Trái Đất. Đây cũng là loại khoáng chất Mặt Trăng đầu tiên được các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện và xác định. Viện Nghiên cứu địa chất Urani ở Bắc Kinh cho mẫu khoáng chất trên ở dạng hạt tinh thể đơn, có đường kính 10 micrômét. Các nhà nghiên cứu đã tách thủ công hạt Changesite này từ hơn 140.000 hạt nhỏ khác và sau đó phân tích thông qua một loạt các phương pháp khoáng vật học tiên tiến. Ông Li Ziying, nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu địa chất Urani Bắc Kinh, cho biết việc tìm ra khoáng chất mới này sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác nghiên cứu về lịch sử và đặc điểm vật lý của Mặt Trăng. Là một trong những hoạt động không gian đáng chú ý nhất thế giới năm 2020, tàu thăm dò Hằng Nga 5 được phóng lên vũ trụ vào ngày 24.11 và hạ cánh thành công tại Mặt Trăng vào ngày 1.12 năm đó. Đây là tàu vũ trụ thứ ba trên thế giới chạm xuống bề mặt Mặt Trăng trong thế kỷ 21, sau hai tàu vũ trụ tiền nhiệm của nó là Hằng Nga 3 và Hằng Nga 4. Hằng Nga 5 đã đưa 1.731 gram đất và đá Mặt Trăng trở về Trái Đất vào ngày 17.12.2020. Sứ mệnh kéo dài 23 ngày trên là một trong những sứ mệnh không gian phức tạp và thử thách nhất của Trung Quốc, đồng thời đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba lấy được mẫu vật từ Mặt Trăng, sau Mỹ và Liên Xô cũ.
Theo báo Tin tức