Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài giống lúa Bắc Thịnh
Sau 2 năm 2021-2022 thực hiện, UBND huyện Nam Sách, đơn vị chủ trì đề tài "Xây dựng mô hình phát triển giống lúa Bắc Thịnh gắn với bao tiêu sản phẩm trên địa bàn huyện Nam Sách" đã đưa ra được quy trình, đánh giá được hiệu quả của mô hình.
Lúa Bắc Thịnh cấy máy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gieo thẳng. Sử dụng máy sẽ cần từ 55-60 kg/ha lúa giống. Thóc giống ngâm từ 40-48 giờ đối với giống cách vụ, 60-72 giờ đối với giống liền vụ, 5-6 tiếng thay nước một lần. Đất lúa cấy máy được làm kỹ, mặt ruộng phẳng hơn và để mức nước nông, giúp lúa phát triển thuận lợi. Mật độ cây cách cây 30 cm x 18 cm, tương đương 23-25 khóm/m2. Lượng phân bón cho 1 ha từ 8 - 10 tấn phân chuồng hoặc 1 tấn phân hữu cơ vi sinh; từ 160 - 180 kg đạm u rê trong vụ xuân/đông xuân, từ 150 - 170 kg vụ mùa/hè thu; từ 500- 600 kg lân Supe, 160 - 180 kg kaliclorua.
Kết quả cho thấy, ngoài các yếu tố về sâu bệnh, chất lượng gạo giống nhau thì lúa Bắc Thịnh cấy máy cho năng suất đạt 75,7 tạ/ha, cao hơn giống lúa Bắc Thịnh gieo thẳng 4,3 tạ/ha. Lúa cấy máy cho hiệu quả kinh tế cao hơn gieo thẳng từ 3,5-4,2 triệu đồng/ha.
Đây là kết quả đề tài "Xây dựng mô hình phát triển giống lúa Bắc Thịnh gắn với bao tiêu sản phẩm trên địa bàn huyện Nam Sách" do UBND huyện Nam Sách chủ trì thực hiện trong năm 2021-2022, được Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu sáng 24.3.
PV
Sáng 1.6, đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương kiểm tra công tác chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023-2024 tại thị xã Kinh Môn.
Đại học Bách khoa Hà Nội công bố đề án tuyển sinh năm 2023, trong đó thông tin chi tiết học phí các ngành/chương trình đào tạo từ 23 - 90 triệu đồng/năm.
3 học sinh của Trường Tiểu học Cộng Hoà (TP Chí Linh) đã giành giải ba chung cuộc sân chơi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới" năm 2023 do Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.