Học tốt ngoại ngữ, thí sinh có thể đăng ký vào những ngành nào?
Trao Quyết định công nhận tân Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các đơn vị được cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ
Học sinh bức xúc IELTS 8.0 vẫn không được miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT
Thí sinh được tư vấn chuyên sâu về đặc thù từng ngành tại các trường đại học
Đây là câu hỏi của một số phụ huynh trong ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp diễn ra hôm nay (19.3) tại Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội.
Giải đáp thắc mắc của phụ huynh, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương tư vấn, thí sinh có thể chọn các ngành ngôn ngữ. Những ngành này không chỉ đơn thuần học về ngôn ngữ mà còn mang tính liên ngành, kết nối với các ngành khác có ứng dụng ngôn ngữ đó. Ngoài ra, nếu thí sinh dùng ngoại ngữ để học 1 ngành khác, các em cũng có thể đăng ký học các chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội làm việc trong các môi trường quốc tế.
“Ngành nào xã hội cũng có nhu cầu nhân lực, nhưng sắp tới sẽ có những biến động trong cơ cấu ngành nghề, nội bộ mỗi ngành sẽ có những sự chuyển dịch về nhu cầu nhân lực, các em cần cân nhắc và căn cứ vào sở thích, đam mê cũng như năng lực tài chính của gia đình. Một số ngành có mức học phí quá cao thí sinh cũng có thể cân nhắc đăng ký sang những ngành tương tự. Tuy nhiên các em đừng để vấn đề tài chính hạn chế năng lực, đam mê, hiện nay các trường đại học và Bộ GD-ĐT đều có rất nhiều chương trình học bổng để hỗ trợ tài chính cho sinh viên”, cô Hiền cho biết.
PGS.TS Nguyễn Thị Cúc Phương - Phó Hiệu trưởng Trường đại học Hà Nội cho biết thêm, hiện nay chương trình đào tạo chuyên ngữ của ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) không chỉ học đơn thuần về ngôn ngữ. Từ năm thứ 3 đại học, sinh viên đã đi vào các chuyên ngành như biên phiên dịch, truyền thông, sư phạm… Hiện nay cũng có một số chuyên ngành về ngoại ngữ đang rất “hot” như du lịch. Mỗi năm Việt Nam đón trung bình khoảng 3,7 triệu lượt khách du lịch từ khắp các quốc gia khác nhau. Ngoài tiếng Anh, khách du lịch còn sử dụng các ngôn ngữ khác như Trung, Hàn, Nhật, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Đây là nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng rất lớn với mức lương rất tốt thí sinh có thể tham khảo.
Ngành Kế toán có biến mất trong tương lai?
Một thí sinh khác đặt câu hỏi: “Con thích ngành Kế toán, nhưng đó lại là một trong số ngành được dự báo sẽ biến mất trong tương lai nên bố mẹ rất băn khoăn có nên để con chọn ngành này”.
PGS.TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Hà Nội cho rằng, không chỉ ngành Kế toán mà nhiều ngành cũng đang gặp thách thức trước những biến động và sự phát triển của công nghệ. Các cơ sở đào tạo cần đón trước sự phát triển công nghệ để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp.
Tuy nhiên, công nghệ không thay thế hoàn toàn con người. Ví dụ như ngành dịch thuật vẫn cần con người để biên tập, xử lý những tình huống cụ thể mà công nghệ như ChatGPT đã làm.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Đào Tùng, Chủ tịch hội đồng trường Học viện Tài chính, với sự phát triển của công nghệ, nhiều ngành học sẽ có những điều chỉnh về chương trình, mục tiêu đào tạo để sát nhu cầu về nhân lực. Trong đó công nghệ là phương tiện để ứng dụng trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau chứ không phải công nghệ thay thế hoàn toàn một số ngành.
Theo VOV