Giải World Cup dành cho người vô gia cư
Niềm tin của đội tuyển nữ Australia tại World Cup nữ 2023
Australia lần đầu vào bán kết sau loạt sút luân lưu nghẹt thở trước Pháp
Bốc thăm Vòng loại thứ 2 U20 nữ châu Á 2024: Việt Nam cùng bảng Australia, Iran và Liban.
Có 31 quốc gia tham gia tranh tài trong giải đấu này. Để có thể tham gia vào giải đấu, các cầu thủ phải là người vô gia cư hoặc sống tại trung tâm phục hồi chức năng trong 2 năm gần đây.
Năm nay, các cầu thủ phải thi đấu trong thời tiết nóng nực, khô hạn tại Sacramento với nhiệt độ vượt ngưỡng 38 độ C vào hôm 14.7. Một số trận đấu phải lùi giờ thi đấu để tránh nhiệt độ cao của ban ngày.
Các trận đấu cũng diễn ra ngắn hơn so với những cuộc tranh tài truyền thống trên sân cỏ. Theo đó, mỗi hiệp chỉ kéo dài 7 phút. Mỗi quốc gia có thể huy động một đội bóng nam và một đội bóng nữ. Mỗi đội sẽ có 4 cầu thủ và nơi thi đấu có diện tích nhỏ tương đương sân tennis thay vì sân bóng bình thường.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết giải đấu này là ý tưởng của Quỹ World Cup vô gia cư có trụ sở tại Anh.
Bà Mel Young, đồng sáng lập Quỹ World Cup vô gia cư cho biết tất cả những người tham gia sẽ được kết nối với tổ chức đối tác tại quốc gia của họ để hỗ trợ về sức khỏe tinh thần và thể chất. Bà Young nói: “Tất cả là để giúp họ thay đổi cuộc sống và tiến về phía trước”.
Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức tại Mỹ, trước đó Nam Phi, Pháp và Đan Mạch từng là chủ nhà của giải đấu này.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin giải World Cup người vô gia cư năm nay được tổ chức sau 3 năm tạm dừng do dịch COVID-19. Trong thời gian này, số người vô gia cư cũng tăng mạnh tại các thành phố của Mỹ. Tính riêng tại thành phố Sacramento, bang California, số người vô gia cư đã tăng 68% trong khoảng thời gian từ 2020-2022.
Theo Báo Tin tức