Xác định 30 loài sâu bệnh, tuyến trùng ký sinh gây hại trên cây na và ổi

Hội đồng nghiệm thu do Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương tổ chức sáng 28.3 đã nhất trí nghiệm thu đề tài do Viện Bảo vệ thực vật thực hiện.
Ban Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo Qua 2 năm (2021-2022), Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), đơn vị thực hiện đề tài "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phòng chống tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây ổi và na theo hướng an toàn" đã xác định được 30 loài sâu bệnh, tuyến trùng ký sinh gây hại trên cây na và ổi. Đó là rệp sáp, tuyến trùng nốt sưng, ghẻ sẹo, bệnh héo cành, bọ trĩ, nhện đỏ, ruồi đục quả, rệp sáp, bọ cánh cứng, bệnh vàng lá... Ban Chủ nhiệm đề tài đã tìm ra chế phẩm phù hợp với cây ổi như Map logic, Movento hiệu quả trong phòng trừ rệp sáp; Antracol, Score có thể dùng luân phiên trong phòng trừ ghẻ, sẹo. Trên cây na, biện pháp bao quả có tác dụng ngăn chặn ruồi đục quả. Chế phẩm Ketomium, Trico HDCT và SH-BV1 có hiệu quả phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ... Khi phân tích 60 mẫu quả ổi, na, không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chị Vũ Thị Hương ở phường Hoàng Tiến (Chí Linh), hộ dân tham gia đề tài phát biểu ý kiến  Ban Chủ nhiệm khuyến cáo để hạn chế sâu bệnh, vi khuẩn trên ổi, nông dân cần xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng, tăng cường bón phân hữu cơ, vôi, sử dụng các chế phẩm sinh học và chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật khi mật độ sâu cao hoặc tỷ lệ bệnh đến ngưỡng. Đối với cây na cần bổ sung chế phẩm Trichoderma cùng phân chuồng, phòng trừ bọ trĩ từ đầu vụ, nhện đỏ, bọ vòi voi hại hoa na đã giảm được 6 lần phun thuốc. Chị Vũ Thị Hương ở phường Hoàng Tiến (Chí Linh), hộ dân tham gia đề tài đánh giá áp dụng biện pháp chăm sóc tổng hợp, sử dụng một số loại thuốc do Ban Chủ nhiệm đề tài hướng dẫn, cây na giảm sâu bệnh, quả to, tăng hiệu quả kinh tế hơn trước. PV